Bảo vệ tài khoản cá nhân: Vẫn câu chuyện "chớ cả tin"

Bảo vệ tài khoản cá nhân: Vẫn câu chuyện "chớ cả tin"

bảo mật, password, 1Password, tài khoản người dùng, Bảo vệ tài khoản cá nhân, bảo mật tài khoản,

Không quá phức tạp, dưới đây là những cách đơn giản để đảm bảo an toàn cho các tài khoản. Nếu tuân thủ đúng những lời khuyên này, nguy cơ mất tài khoản hoặc lộ dữ liệu sẽ được giảm đi rất nhiều.

Sử dụng trình quản lý mật khẩu

Bạn có thể sử dụng một trong số các chương trình chuyên nghiệp để quản lý tất cả thông tin đăng nhập (ví dụ như 1Password hay LastPass). Nhờ đó, bạn không cần phải nhớ thông tin cho từng tài khoản, mà chỉ cần nhớ một mật khẩu duy nhất để vào trình quản lý. Hoặc bạn cần thiết lập một mật khẩu đủ phức tạp, riêng tư nhưng cũng vừa dễ ghi nhớ đối với chính bạn và áp dụng nó cho nhiều tài khoản.

Tuân thủ xác minh 2 bước

Hãy cài đặt thêm bước xác nhận đăng nhập tài khoản qua tin nhắn điện thoại. Điều này đảm bảo dù ai đó có đánh cắp mật khẩu, tên truy cập của bạn vẫn không vào được tài khoản.

Kiểm tra hoạt động tài khoản

Facebook hay Google hỗ trợ người dùng ghi nhận các phiên, thời gian, thiết bị và vị trí mà tài khoản của bạn hoạt động. Truy cập vào "Cài đặt bảo mật" trên Facebook hay "Đăng nhập và bảo mật" của Google để kiểm tra và chắc chắn rằng ngoài bạn, không có ai đang sử dụng tài khoản của bạn.

Không cấp phép cho các bên thứ ba

Nhiều ứng dụng hay website sẽ yêu cầu kết nối với tài khoản Facebook, Instagram, Google... của bạn.

Chấp nhận yêu cầu đó là bạn đã tự dỡ bỏ "hệ thống phòng thủ". Vì thế, không nên cho phép bất cứ bên thứ ba nào truy cập vào các tài khoản của bạn.

Đóng các tài khoản không sử dụng

Những tài khoản không dùng đến không "vô dụng" như bạn tưởng, ít nhất là đối với tội phạm mạng, khi nó được sử dụng làm bàn đạp để tấn công những tài khoản bạn đang dùng. Nên quản lý bằng cách khóa những tài khoản không dùng nữa để giảm thiểu nguy cơ bị tấn công. 

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận