Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: "Nhà mạng phải biết hy sinh lợi ích để bảo vệ quốc gia"

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: "Nhà mạng phải biết hy sinh lợi ích để bảo vệ quốc gia"

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Nhà mạng phải biết hy sinh lợi ích để bảo vệ quốc gia

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết không thể đảm bảo an toàn an ninh thông tin nếu chúng ta phụ thuộc vào công nghệ hay một doanh nghiệp cụ thể nào. Nguồn:Vietnamnet

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ ngày 2/8/2016, cơ quan báo chí đã đặt ra câu hỏi cho Bộ TT&TT về vấn đề an toàn an ninh thông tin của Việt Nam khi sử dụng các thiết bị từ Trung Quốc. Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, hiện nay nhiều nước công khai cáo buộc các hãng Trung Quốc về nguy cơ mất an toàn thông tin. Chúng ta không thể đảm bảo an toàn an ninh thông tin nếu chúng ta phụ thuộc vào công nghệ hay một doanh nghiệp cụ thể nào.

Bộ trưởng cũng cho rằng đúng là có thực trạng nhà mạng Việt Nam sử dụng thiết bị của Trung Quốc và mới đây máy tính Lenovo đã vi phạm an toàn thông tin riêng tư của người sử dụng.

“Nguyên nhân do lịch sử để lại, do chiến lược, do chính sách…. và do luật đấu thầu của chúng ta còn hạn chế. Các hãng sản xuất thiết bị viễn thông của Trung Quốc luôn có giá thiết bị và cách tiếp cận thị trường linh hoạt. Cho dù gặp những rào cản trên thế giới nhưng các hãng sản xuất thiết bị viễn thông của Trung Quốc vẫn vượt lên trở thành các hãng đứng đầu trên thế giới và doanh thu không ngừng tăng”, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nói.

Bộ trưởng cũng cho biết, về luật không có sự phân biệt đối xử các doanh nghiệp cung cấp thiết bị viễn thông của các nước. Chúng ta có yêu cầu cụ thể về việc đảm bảo an toàn an ninh thông tin đối với việc đấu thầu, mua sắm thiết bị thông tin cho các hệ thống quan trọng.

‘Tôi mong các cơ quan báo chí khuyến nghị với những doanh nghiệp viễn thông Việt Nam, ngoài nhiệm vụ kinh doanh phải biết hy sinh lợi ích doanh nghiệp để bảo vệ tổ quốc, dân tộc và góp phần cùng cơ quan quản lý nhà nước bảo đảm an toàn an ninh thông tin bảo vệ quốc gia trong mọi hoàn cảnh”, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh.

Những hãng cung cấp thiết bị viễn thông, công nghệ lớn hàng đầu của Trung Quốc như Huawei và ZTE là hai cái tên luôn bị các nước như Mỹ, Ấn Độ... "dè chừng" vì lo sợ gây ra những vấn đề cho an ninh quốc gia.

Michael Maloof - cựu nhà phân tích của Lầu Năm góc từng phát biểu rằng, chính phủ Trung Quốc có thể theo dõi tới 80% hệ thống viễn thông trên toàn thế giới nhằm thực hiện các hoạt động gián điệp từ xa và thậm chí tiến hành nhiều hoạt động phá hoại cơ sở hạ tầng cơ bản của các quốc gia. Trung Quốc có thể thực hiện được điều này là nhờ vào công ty "chân rết" như ZTE, theo lời các chuyên gia về viễn thông cho biết trên trang WND. Công ty Trung Quốc này cung cấp thiết bị cho nhiều nhà khai thác viễn thông lớn nhất thế giới.

Huawei, ZTE nhiều lần đối mặt với lệnh cấm từ các nước như Mỹ, Ấn Độ, Úc... vì bị nghi ngờ là gián điệp. Và thực tế trong nhiều năm qua cũng cho thấy, các thiết bị router, điện thoại của ZTE đã nhiều lần bị tố chứa những lỗi bảo mật nghiêm trọng ảnh hưởng tới người dùng.

Cuối tháng 3/2013, dự luật phân bổ ngân sách (appropriations bill) Mỹ, được ký thành luật sau đó ít lâu bao gồm một điều khoản yêu cầu Bộ Tư pháp, Bộ Thương mại, NASA và NSF phải tiến hành thẩm định về nguy cơ tình báo mạng trước khi mua các hệ thống máy tính và thiết bị công nghệ khác. Một điều khoản trong dự luật cho biết, việc đánh giá phải được phân tích chi tiết, phải nhờ sự giúp đỡ của cả Cục Tình báo liên bang FBI, đồng thời phải bao gồm đánh giá "bất kỳ nguy cơ nào với các hệ thống được sản xuất, lắp ráp bởi các công ty thuộc sở hữu, kiểm soát hoặc được trợ giá bởi chính phủ Trung Quốc".

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Nhà mạng phải biết hy sinh lợi ích để bảo vệ quốc gia

Những lo ngại đối với hai công ty viễn thông và công nghệ Trung Quốc không chỉ dừng lại tại Mỹ mà còn lan sang các quốc gia khác, trong đó có Ấn Độ và Úc. Năm 2013, Ấn Độ chính thức có tên trong danh sách các quốc gia "cấm cửa", không cho phép sử dụng các thiết bị viễn thông của Huawei. Giống Mỹ, chính phủ Ấn Độ đã có những lo ngại với Huawei về vấn đề an ninh và bảo mật. Bộ Viễn thông nước này thậm chí còn đồng ý với ý kiến của Nội các quốc gia để lập một phòng thí nghiệm nhằm kiểm tra "phần mềm gián điệp, phần mềm độc hại và phần mềm nghe lén" trong các thiết bị viễn thông của công ty Trung Quốc.

Úc cũng là quốc gia có động thái cấm vận Huawei rất mạnh mẽ. Năm 2013, chính phủ mới thành lập của Úc ban hành lệnh cấm, không cho Huawei cung cấp thiết bị phục vụ mạng băng rộng của quốc gia vốn có giá trị lên tới 38 tỷ USD. Lệnh cấm của Úc được cho có sự "gợi ý" từ chính Mỹ, một đồng minh thân cận. 

Hồi đầu năm 2015, Nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cho biết, nhiều hãng máy tính ngoại cài phần mềm gián điệp bên trong máy tính, tạo ra nguy cơ về an toàn, an ninh thông tin cho các cơ quan nhà nước và người dân. “Nhiều hãng máy tính của nước ngoài cài phần mềm gián điệp vào trong các máy tính tạo ra các nguy cơ về an toàn, an ninh thông tin cho các cơ quan, doanh nghiệp và người dân. Ngoài ra, tình trạng mua bán, thu thập, sử dụng số điện thoại di động, thông tin cá nhân của người khác tràn lan cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân và cho thấy công tác bảo đảm an toàn thông tin ở Việt Nam còn nhiều lỗ hổng", Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói.

Mặc dù báo cáo của Bộ TT&TT chưa đưa ra thông tin chi tiết về các hãng máy tính cài phần mềm gián điệp, nhưng từ tháng 12/2015, hai tỉnh là Hải Phòng và Quảng Ninh đã có văn bản, đề nghị nhân viên các cơ quan trên địa bàn, không sử dụng máy tính của hãng Lenovo, do một số dòng máy tính của hãng này mặc định cài đặt phần mềm “Lenovo Service Engine (LSE)” vào BIOS trên bo mạch chủ.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận