ĐBQH Tỉnh Vĩnh Phúc thêm nhiều ý kiến xây dựng Dự thảo Luật An ninh mạng

ĐBQH Tỉnh Vĩnh Phúc thêm nhiều ý kiến xây dựng Dự thảo Luật An ninh mạng

ĐBQH Tỉnh Vĩnh Phúc thêm nhiều ý kiến xây dựng Dự thảo Luật An ninh mạng

Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị lấy ý kiến xây dựng dự thảo Luật An ninh mạng. Ảnh: Vinhphuc.gov.vn

Sáng 1/3, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh phúc đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến xây dựng dự thảo Luật An ninh mạng. Ông Trần Văn Tiến, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị.  

Sau 14 lần chỉnh sửa, Dự thảo Luật An ninh mạng do Bộ Công an chủ trì soạn thảo được đánh giá là đã hoàn thiện và chi tiết hơn, với 5 Chương, 31 Điều. Theo lộ trình, dự thảo Luật này sẽ được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.

Cho ý kiến vào dự thảo Luật, các đại biểu đề nghị bổ sung các căn cứ pháp lý và làm rõ sự cần thiết phải ban hành mới làm rõ các khái niệm, thuật ngữ chuyên ngành. Tiếp tục nghiên cứu, xem xét lại tên gọi, phạm vi điều chỉnh của Luật cho phù hợp. Nhiều đại biểu cũng đề nghị bổ sung, quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn cụ thể của từng cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng.  

Ông Trần Văn Tiến cho biết, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh sẽ tổng hợp và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để các cơ quan soạn thảo chỉnh sửa, trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.  

Trước đó, ngày 10/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật An ninh mạng. Theo đó, dự thảo mới nhất của Luật này quy định các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam; phải đặt trụ sở hoặc cơ quan đại diện trên lãnh thổ Việt Nam khi có từ 10.000 người Việt Nam sử dụng trở lên hoặc khi có yêu cầu của Chính phủ.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài phải lưu trữ tại Việt Nam dữ liệu người sử dụng Việt Nam và các dữ liệu quan trọng khác được thu thập, tạo ra từ hoạt động khai thác cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia của Việt Nam...

Thông tin trên báo chí cho hay, dù còn có nhiều ý kiến khác nhau vì quy định về việc đặt cơ quan đại diện, lưu trữ tại Việt Nam dữ liệu người sử dụng Việt Nam còn có ý kiến khác nhau. Các doanh nghiệp không muốn vì sợ rườm rà về thuế; còn cơ quan chức năng đặt vấn đề nếu không quản lý thì sẽ có hiểm hoạ về an ninh. Tuy nhiên, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho rằng, bản chất của việc đặt máy chủ là dữ liệu người sử dụng mạng và các dữ liệu quan trọng khác đưa ra trong quá trình sử dụng ở Việt Nam thì phải được để ở Việt Nam. Đây là tài sản quốc gia, vấn đề chủ quyền, liên quan đến an ninh quốc gia nên cơ quan chức năng phải quản lý.

Nếu có luật thì các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới buộc phải thực hiện theo luật và cung cấp các hệ thống để Việt Nam kiểm soát được. Đồng thời lãnh đạo Bộ Công an cũng khẳng định quy định nêu trên là để giúp truy tìm nguồn gốc, phương thức và tội phạm liên quan, chứ không phải luật này đưa ra thì "không có bí mật lọt ra nước ngoài hay thông tin xấu độc không tràn vào".

Luật An ninh mạng được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 vào cuối năm 2017, dự kiến sẽ tiếp tục được thảo luận và thông qua tại kỳ họp thứ 5 vào tháng 5 tới.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận