Facebook ra điều trần trước Quốc hội Canada

Facebook ra điều trần trước Quốc hội Canada

Sau khi Facebook Mark Zuckerberg thừa nhận có liên quan đến vụ bê bối rò rỉ thông tin 87 triệu người dùng và phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ vào đầu tháng Tư, nay, Ban lãnh đạo Facebook lại phải trải qua thêm một điều trần khác, căng thẳng không kém trước Ủy ban an ninh công cộng của Quốc hội Canada để đưa ra lời giải thích cho hậu quả của việc 600.000 người dùng Facebook ở Canada đã bị ảnh hưởng bởi vụ việc trên.
 
Cụ thể, trong báo cáo của Facebook trước đó, Canada nằm trong tốp 10 quốc gia có người dùng bị ảnh hưởng bởi vụ rò rỉ dữ liệu, bao gồm Mỹ, Philippines, Indonesia, Anh, Mexico, Canada, Ấn Độ, Brazil, Việt Nam và Australia - với 600.000 tài khoản bị rò rỉ.
Facebook ra điều trần trước Quốc hội Canada
Trong thông báo của Facebook, Canada là quốc gia thứ 10 - trong top 10 nước có nhiều người bị ảnh hưởng nhất bởi vụ rò rỉ thông tin của 87 triệu người dùng.
Việc các dữ liệu cá nhân của người dùng Facebook tại Canada bị rò rỉ và đã bị bên thứ 3 lợi dụng mà không hề được sự cho phép nào của người dùng đã vi phạm luật pháp của Canada hiện hành.
 
Tại buổi điều trần này, Robert Sherman - Phó Giám đốc bảo mật của Facebook, đã thừa nhận rằng, Facebook đã mắc sai lầm khi thiếu chủ động trong việc thông tin tới người dùng về nguy cơ những dữ liệu cá nhân của họ có thể bị rò rỉ. Những thông tin có thể bị đánh cắp trên mạng xã hội Facebook bao gồm: Ngày tháng năm sinh, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng hay những sở thích (thể hiện khi bấm 'like'),... đã bị rò rỉ và bị công ty tư vấn Cambridge Analytica ở Anh sử dụng vào mục đích chính trị như đã biết. Đây cũng là sai lầm mà Facebook mắc phải với tất cả những người dùng khác trên thế giới, nằm trong danh sách 87 triệu người bị ảnh hưởng.
 
Trước áp lực do vi phạm luật pháp của Canada đã được các nhà chức trách Canada nêu ra, cũng như việc áp dụng các biện pháp an ninh trong Quy chế Bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) của Liên minh châu Âu (EU) sau vụ bê bối trên, Facebook dường như vẫn chưa có thái độ dứt khoát trong việc sẽ thực hiện yêu cầu từ các chính phủ lẫn người dùng khi họ "lập lờ" cho biết, "Mạng xã hội lớn nhất hành tinh này sẵn sàng đón nhận các quy định nhưng ở mức hợp lý" và sẽ tiếp tục làm việc với Ủy ban Bảo mật của Canada trong thời gian tới.
 
Trước đó, vào ngày 11/4 và 12/4, Giám đốc điều hành kiêm người đồng sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã có buổi điều trần "Sự riêng tư trên Facebook, Truyền thông xã hội và Việc sử dụng và dụng dữ liệu" trước Quốc hội Mỹ - với sự có mặt của Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Chuck Grassley từ Đảng Cộng hòa, Chủ tịch Chủ tịch Ủy ban Thương mại, Khoa học và Giao thông Thượng viện John Thune từ Đảng Cộng hòa, và trực tiếp trả lời các câu hỏi có liên quan đến bê bối lộ thông tin 87 triệu tài khoản người dùng trên khắp thế giới. 

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận