Quảng Ninh trao đổi hơn 1 triệu văn bản có chữ ký số trên mạng dữ liệu chuyên dùng

Quảng Ninh trao đổi hơn 1 triệu văn bản có chữ ký số trên mạng dữ liệu chuyên dùng

Trao đổi hơn 1 triệu văn bản có chữ ký số

Quảng Ninh trao đổi hơn 1 triệu văn bản có chữ ký số trên mạng dữ liệu chuyên dùng

Ông Đinh Sỹ Nguyên và các diễn giả chia sẻ trong buổi thảo luận "Xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số"

Chia sẻ tại buổi thảo luận "Xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số" được tổ chức trong khuôn khổ ICT Summit 2018, ông Đinh Sỹ Nguyên, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Quảng Ninh cho biết việc ứng dụng CNTT vào đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp qua đó cải thiện môi trường cạnh tranh cấp tỉnh là một trong 3 đột phá chiến lược mà tỉnh triển khai thực hiện và đến nay đo cho địa phương này nhiều thành quả.

Theo ông Đinh Sỹ Nguyên, từ năm 2012, tỉnh đã bắt tay vào xây dựng Chính quyền điện tử kết hợp với xây dựng các Trung tâm hành chính công từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Đây cũng là mô hình xây dựng chính phủ điện tử tập trung đầu tiên trong cả nước.

Sau 5 năm thực hiện, Quảng Ninh đã hoàn thành toàn bộ hạ tầng cốt lõi của Chính quyền điện tử và xây dựng mô hình tập trung chính quyền điện tử từ cấp tỉnh đến cấp xã. Quảng Ninh cũng là 1 trong 2 tỉnh đầu tiên kết nối được với Văn phòng chính phủ với hệ thống quản lý văn bản.

Tính đến nay, đã có 528 đơn vị hành chính của tỉnh tham gia ứng dụng Chính quyền điện tử với trung bình trên 1 triệu lượt văn bản trao đổi qua mạng mỗi năm. Toàn bộ hệ thống văn bản trao đổi trên môi trường mạng đều có chữ ký số, đảm bảo an toàn và tính pháp lý.

Ông Đinh Sỹ Nguyên cũng cho biết, các văn bản được trao đổi trên môi trường mạng được đảm bảo an toàn thông tin do được chuyển trên đường truyền dữ liệu chuyên dùng.

Tiếp tục đổi mới trong xu hướng CMCN 4.0

Theo chia sẻ từ vị Phó Giám đốc Sở TT&TT Quảng Ninh, hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu một cửa điện tử được triển khai giúp minh bạch hóa quá trình giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan quản lý nhà nước cho người dân, doanh nghiệp, cho phép người dân tham gia giám sát việc thực thi nhiệm vụ của cơ quan nhà nước.

Việc quản lý dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp tập trung vào hệ thống một cửa liên thông với toàn bộ các dịch vụ với trên 1.500 dịch cụ công trực tuyến mức độ 3,4. Trên 80% dịch vụ công thực hiện từ cấp tỉnh – xã trên một địa chỉ duy nhất do đó người dân truy cập vào địa chỉ  duy nhất. 

Hệ thống dịch vụ công trực tuyến và trao đổi văn bản điện tử cũng giúp tỉnh tiết kiệm chi phí hành chính 30 tỷ đồng/năm.

Với vai trò là một trong những địa phương triển khai thành công xây dựng Chính quyền điện tử và xây dựng Thành phố thông minh. Quảng Ninh xác định những thách thức và cơ hội phát triển không thể bỏ qua và nội dung, giải pháp chuyển đổi số trong cuộc CMCN lần thứ 4. Trong đó, nắm bắt các cơ hội của cuộc cách mạng 4.0 chính là tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng Chính quyền điện tử, thực sự hình thành nên một Chính quyền kiến tạo.

Các nhiệm vụ đặt ra cụ thể là: nâng cao nhận thức về vai trò động lực của CNTT trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của các cơ quan Đảng và Nhà nước; Tiếp tục tăng cường tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức đến toàn thể cán bộ, công chức, doanh nghiệp và người dân; 

Tập trung phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là giải pháp đột phá có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu xây dựng thành phố thông minh. Trọng tâm là tuyển dụng nhân lực CNTT chất lượng cao, kết hợp với đào tạo bổ sung, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có.

Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng CNTT, tăng cường giao dịch trực tuyến, kết nối liên thông, đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu; Xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, kho tài nguyên số để có thể chia sẻ và tích hợp để phục vụ công tác quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ công cho doanh nghiệp và người dân.

tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để triển khai đồng bộ và hiệu quả công cuộc chuyển đổi số gắn liền với việc đẩy mạnh ứng dụng, khai thác có hiệu quả kho dữ liệu số được xây dựng làm nền tảng xây dựng thành phố thông minh;

Đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT phải có lộ trình  thích hợp và phải huy động được mọi nguồn lực, việc bố trí nguồn vốn, ban hành các cơ chế, chính sách phải kịp thời, phù hợp, đảm bảo tiến độ triển khai. Đồng thời, lựa chọn được đơn vị đối tác chiến lược, lâu dài, có đủ năng lực, kinh nghiệm và tiềm lực đồng hành cùng tỉnh trong suốt quá trình triển khai thực hiện và quản trị, duy trì, nâng cấp hệ thống liên tục theo sự phát triển của chính quyền điện tử.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận