WhatsApp đang tràn ngập tin giả

WhatsApp đang tràn ngập tin giả

Không riêng mạng xã hội Facebook, dịch vụ nhắn tin WhatsApp (cũng của Facebook) đã trở thành một "chiến trường chính trị mới" trong cuộc bầu cử ở Brazil hiện nay, khiến đang có sự gia tăng các mối lo ngại về nó khi dịch vụ này đang bóp méo các cuộc tranh luận tại đất nước này. 
 
Cuộc bầu cử vòng 1 tại Brazil đã diễn ra ngày 7/10 vừa qua và theo giới quan sát, vai trò của truyền thông xã hội là rất quan trọng với đời sống chính trị ở Brazil.
WhatsApp đang tràn ngập tin giả
Dịch vụ nhắn tin WhatsApp của Facebook đã trở thành một "chiến trường chính trị mới" trong cuộc bầu cử ở Brazil hiện nay.
Chẳng hạn, ông Bolsonaro - một ứng cử viên cánh hữu, đến từ một đảng nhỏ và ít khi lên truyền hình, nhưng nhờ có sự hiện diện nhiều trên truyền thông xã hội nên vẫn thu về 46% số phiếu bầu. Theo công ty thăm dò dư luận Datafolha, có tới 2/3 số cử tri Brazil sử dụng WhatsApp, và những người ủng hộ ông Bolsonaro theo dõi phần lớn tin tức chính trị trên nền tảng này.
 
Hiện có hơn 120 triệu người dùng ở Brazil sử dụng WhatsApp, trong khi đây là một quốc gia với gần 210 triệu dân, nghĩa là đã có trên 50% dân số Brazil sử dụng. Dịch vụ nhắn tin này hiện đã trở thành một trong những phương tiện chính để người Brazil giữ liên lạc với bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
 
Liên quan đến vụ việc, Facebook đã cố gắng ngăn chặn tình trạng thông tin sai lạc trên nền tảng chính của hãng trước cuộc tranh cử Tổng thống Brazil vào ngày 28/10, giữa ứng cử viên cánh hữu Jair Bolsonaro và ứng cử viên cánh tả Fernando Haddad. Thế nhưng cho tới nay, trên ứng dụng WhatsApp vẫn tràn ngập tin tức giả.
 
Sở dĩ có nhiều tin tức giả trên WhatsApp bởi cơ chế bảo mật, mã hóa đầu cuối của WhatsApp cho phép những nhóm lớn lên tới hàng trăm người cùng trao đổi tin nhắn văn bản, hình ảnh và video mà không bị các cơ quan bầu cử và chính Facebook kiểm soát.
 
Thế nên những tin đồn sai lệch, hình ảnh, video và âm thanh qua chỉnh sửa đã "trở thành vũ khí" trong những chiến dịch chống phá lẫn nhau giữa các phe phái chính trị. Chúng lan truyền nhanh chóng trên các nền tảng mạng xã hội - cụ thể ở đây là WhatsApp, mà không có cách nào để lần theo nguồn gốc.
 
Về vấn nạn tin giả này, vào ngày 18/10, ứng cử viên Haddad đã lên tiếng cáo buộc đối thủ Bolsonaro "đứng sau một âm mưu phát tán thông tin giả qua ứng dụng WhatsApp", nhằm tác động tới kết quả cuộc bầu cử tổng thống vòng 2. 
 
Phát biểu trong một cuộc họp báo tại Sao Paulo, ông Haddad cho biết: "Có hàng trăm nghìn tin nhắn giả được gửi đến các cử tri nhằm định hướng lá phiếu ủng hộ ông Bolsonaro". Và, "Việc này là một bê bối lớn ở bất kỳ đâu trên thế giới, thậm chí có thể dẫn tới việc tước tư cách ứng cử viên của người liên quan." - Ông Haddad khẳng định. 
WhatsApp đang tràn ngập tin giả

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận