Silicon Valley "chặn họng" các nạn nhân bị quấy rối tình dục như thế nào?

Silicon Valley "chặn họng" các nạn nhân bị quấy rối tình dục như thế nào?

...một số công ty công nghệ và công ty đầu tư mạo hiểm vẫn dùng chính sách nội bộ để ngăn cản không cho nhân viên lên tiếng.

Silicon Valley chặn họng các nạn nhân bị quấy rối tình dục như thế nào?

Theo tờ báo địa phương San Jose Mercury, những nhân viên hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tại Silicon Valley thường được yêu cầu kí một bản thỏa thuận không tiết lộ bí mật thương mại nhưng một vài luật sư đã cho rằng các công ty cũng đang sử dụng chính những điều khoản này để có thể bịt miệng nạn nhân của hành vi quấy rối. Không những vậy, việc thay đổi tình hình còn gặp vấn đề nan giải đó là việc đa số nạn nhân chọn giải pháp giữ im lặng, phần còn lại thì tố cáo trong thái độ miễn cưỡng vì sợ bị trả thù.

Maya Raghu, giám đốc về bình đẳng lao động thuộc Trung tâm Luật Phụ nữ quốc gia Hoa Kì mạnh mẽ khẳng định: "Những điều khoản trên đã ngăn cản nạn nhân lên tiếng phanh phui những sự việc quấy rối nhưng thực tế cho thấy rằng đây là một chuỗi những hành động xâm hại trong một công ty, hay trong cả ngành... Thực sự đây là một vấn đề rất đáng báo động".

Không những thế, trước khi thôi việc ở một công ty, đôi khi ngay từ khi mới vào làm việc, các nhân viên thường phải ký một thoả thuận không - bất - đồng (nói "xấu" công ty đã/ đang).Các quy định này đặc biệt phổ biến trong các thoả thuận thôi việc - Uber, Facebook và các công ty khác có áp dụng - và trong các điều khoản thoả thuận ràng buộc, nhưng họ không thể ngăn cấm một nhân viên báo cáo quấy rối lên Ủy ban Cơ hội Việc làm Bình đẳng. Các luật sư cho rằng những thoả thuận như vậy ở góc độ nào đó bảo vệ các cá nhân nhân viên khỏi những bình luận ác ý có thể làm tổn hại đến tương lai việc làm của họ, và khỏi xấu hổ và bị tổn thương

Những công ty lớn như Google và Tesla cũng vừa bị cáo buộc về việc sử dụng thỏa thuận bảo mật để chặn họng người lao động. Mà cụ thể hơn là Google đang phải giải trình trước Ủy ban Quan hệ lao động quốc gia vì dính líu tới cáo buộc ngăn cản nhân viên của mình đưa ý kiến về điều kiện lao động và mức tiền lương. Công ty này cũng đang gặp một cáo buộc tương tự tại Tòa án Sơ thẩm bang San Francisco. Luật sư đại diện cho người lao động của Google còn cho biết thêm: "những chính sách này còn ngăn cản nhân việc làm việc dưới quyền của Google trong việc bày tỏ ý kiến về những hành vi trái chuẩn mực và những lỗi nghiêm trọng trên sản phẩm của công ty này".

Không những thế, một số công ty còn yêu cầu nhân viên của mình không gửi những cáo buộc về những vấn đề phát sinh trong công việc, bao gồm cả việc bị quấy rối lên tòa án mà đề ra giải pháp giải quyết bằng những thỏa thuận ngầm, có nghĩa nó sẽ không bao giờ được thông báo tới đông đảo nhân viên hay công chúng. Theo một cuộc nghiên cứu thực hiện bởi công ty luật Carlton Fields thực hiện vào năm trước, hơn một nửa số công ty được nghiên cứu có bao gồm cả điều khoản về sự thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Những công ty thuộc phần lớn ấy cũng có bao gồm cả Uber, Google hay Oracle.

Những thỏa thuận ngầm không chỉ hiện hữu trong ngành công nghệ khi mà cách đây chỉ gần một năm điều này cũng đã được áp dụng trong vụ kiện tụng giữa Gretchen Carlson và cựu CEO của Fox News, Roger Ailes. Trong trường hợp này điều khoản về thỏa thuận ngầm giữa cô và Roger đã giúp kéo sự việc ra khỏi tâm điểm chú ý của dư luận chỉ với 20 triệu USD.

Một cuộc khảo sát thực hiện bởi một số chuyên gia đã đưa ra một con số đáng buồn. Những phụ nữ đã dũng cảm đứng lên trong vụ kiện nhà đầu tư Chris Sacca và CEO của công ty 500 Startups chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Trong khi đó theo khảo sát của The Elephant thực hiện trên 200 nhân viên nữ của công ty Trae Vasallo vào năm 2015 thì có tới 2/3 phụ nữ đã từng bị quấy rối ở nơi làm việc. Trong con số 2/3 đó thì có tới 39% chọn sẽ không làm gì vì họ sợ điều này sẽ ảnh hưởng tới sự nghiệp của họ, 30% không muốn lên tiếng vì họ muốn quên đi những gì đã phải trải qua, còn có tới 29% nhân viên nữ thì bị ràng buộc bơi thỏa thuận không xúc phạm.

Nhà sáng lập Stitch Fix, Katrina Lake cũng là một ví dụ về sức mạnh của thỏa thuận không xúc phạm. Cô tiết lộ rằng mình đã từng bị quấy rối bởi nhà đầu tư Justin Caldbeck nhiều năm trước. Nhưng khi cô báo cáo việc này lên công ty chủ khoản của Justin vào lúc đó, Lightspeed Ventures Partners, công ty này đã yêu cầu cô kí vào bản thỏa thuận không xúc phạm, sau đó âm thầm gạch bỏ tên của Justin khỏi vị trí giám sát dự án Stitch Fix và tìm cách để giấu đi những báo cáo của Katrina khỏi tai mắt dư luận. Nhưng ông này sau đó đã bị buộc phải từ chức khỏi công ty Binara Capital cũng do dính líu tới cáo buộc quẩy rối nhiều nữ nhân viên khác. Khi sự việc được đưa ra ngoài ánh sáng, Lightspeed vẫn không hề đả động tới cô Katrina hay dự án Stitch Fix mà chỉ đưa là dòng tweet về việc công ty này rất hối hận vì không đưa ra những hành động mạnh tay hơn.

Vào năm 2014, Justin đã rời công ty Lightspeed để tự thành lập Binary Capital. Đây chính là công ty vừa nhận được những cáo buộc về hành vi quấy rối. Justin Caldbeck được cho là đã ngăn cản nhân viên của mình lên tiếng phản ánh về môi trường làm việc không đúng đắn. Ann Lai, cựu giám đốc của Binary Capital cũng cho biết thêm rằng khi vừa được nhận vào làm việc cô đã được yêu cầu kí vào bản thỏa thuận không xúc phạm. Không những thế khi cô này viết đơn xin từ chức, Justin cũng đã đưa ra lời cảnh báo về việc cô tiết lộ về những hành vi không chuẩn mực. Ông ta còn khiến cô phải tự xóa bài viết trên Facebook giải thích về lí do tại sao cô bỏ việc. Đây chính là những chi tiết được tiết lộ trong đơn kiện nhắm vào Justin và công ty của ông ta.

Vụ kiện kéo dài tới hơn một năm mới có thể chấm dứt và được đưa ra ánh sáng vào tháng trước. Trước những lùng bùng này, Justin đã từ chức khỏi Binary Capital. Cho tới hiện tại Justin và người đồng thành lập công ty Binary cũng chưa đưa ra bất kì những bình luận gì về sự vụ lần này. Luật sư đại diện về nhân lực Thung lũng Silicon nói: "Việc một công ty yêu cầu nhân viên của mình kí vào thỏa thuận không xúc phạm ngay từ những ngày đầu làm việc là một điều hết sức không bình thường. Nhưng cái sự bất bình thường ấy đang ngày càng trở nên phổ biến".

Thực sự, việc lên tiếng tố cáo những hành vi không đúng chuẩn mực còn mang nhiều ý nghĩa hơn những gì mà chúng ta nghĩ. Có thể những nhà tuyển dụng sẽ coi những lời cáo buộc trên mạng sẽ là những hành vi đang bóp méo sự thật. Nhưng trong một bài viết trên trang blog cá nhân của mình, cựu kĩ sư của Uber – Susan Fowler Rigetti cũng khẳng định về sức ảnh hưởng của việc lên tiếng: vào giai đoạn này, chỉ cần một cáo buộc về việc quấy rối được đăng tải trên mạng, nó có thể gây ra sự chia rẽ mạnh mẽ trong nội bộ công ty đó. Dẫu vậy nhưng nạn nhân của vấn đề này lại hiếm khi sử dụng những công cụ này để nói lên tiếng nói của mình. Rico Rosales, một luật sư đến từ Palo Alto nói rằng ông chưa từng thấy một đơn kiện nào nhằm vào những nạn nhân của hành vi quấy rối do vi phạm thỏa thuận không xúc phạm bằng một bài viết trên mạng. Và với kinh nghiệm dày dặn của mình, ông khẳng định rằng những điều khoản trên không thể là một công cụ rang buộc công nhân tự do nói lên những nhận xét của mình về môi trường và điều kiện làm việc.

Để có thể chấm dứt vấn nạn đang len lỏi trong những góc khất của ngành công nghiệm này, những người phụ nữ cần phải mạnh dạn nói lên những gì mình muốn nói. "Nếu chúng ta không nói về điều đó, hành vi quấy rối sẽ vẫn được tiếp tục".

Theo Vnreview

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận