Biến đổi khí hậu là gì?

Biến đổi khí hậu là gì?

Chúng ta biết rằng, việc biến đổi khí hậu đã, đang ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên Trái đất và tác động trực tiếp đời sống hàng ngày của con người.

Biến đổi khí hậu là gì?

Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu trên Trái đất.
Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu trên Trái đất.

Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm: Khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai, bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định.

Biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội, đến sức khỏe và phúc lợi của con người.

Nguyên nhân của biến đổi khí hậu

Những nhân tố có thể làm cho sự biến đổi khí hậu xuất hiện là thay đổi bức xạ khí quyển, bao gồm các quá trình như biến đổi bức xạ mặt trời, độ lệch quỹ đạo của Trái Đất, quá trình kiến tạo núi, kiến tạo trôi dạt lục địa và sự thay đổi nồng độ khí nhà kính. Nhiều phản ứng khác nhau của môi trường về biến đổi khí hậu có thể tăng cường hoặc giảm bớt các biến đổi ban đầu. Một số thành phần của hệ thống khí hậu, chẳng hạn như các đại dương và chỏm băng, phản ứng chậm với biến đổi bức xạ mặt trời vì khối lượng lớn. Do đó, hệ thống khí hậu có thể mất hàng thế kỷ hoặc lâu hơn để phản ứng hoàn toàn với những biến đổi từ bên ngoài.

Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.

Hiện tượng mưa axit.
Hiện tượng mưa axit.

Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu Trái đất

  • Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.
  • Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất.
  • Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
  • Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
  • Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
  • Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.

Cách phó với biến đổi khí hậu

  • Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch
  • Cải tạo, nâng cấp hạ tầng
  • Làm việc gần nhà
  • Tiết kiệm, giảm chi tiêu
  • Ăn uống thông minh, tăng cường rau, hoa quả
  • Chặn đứng nạn phá rừng
  • Tiết kiệm điện
  • Khai phá những nguồn năng lượng mới
  • Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ Trái đất

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận