Đám mây lạ bao phủ Đại Tây Dương

Đám mây lạ bao phủ Đại Tây Dương

Đám mây lạ trắng muốt phủ trên màu xanh thẫm của Đại Tây Dương được ống kính vệ tinh Aqua của NASA chụp từ ngoài không gian.

Vừa qua, vệ tinh Aqua của NASA đã trở về Trái đất, mang theo những hình ảnh độc đáo của hành tinh xanh chụp từ ngoài không gian. Trong một góc ảnh thú vị, một khoảng lớn của Đại Tây Dương được phủ lên một lớp màu trắng như sương khói. Đó có vẻ như một đám mây lạ khổng lồ với nhiều đường ngang dọc bất thường.

Đám mây lạ hình thành từ các hạt ô nhiễm
Đám mây lạ hình thành từ các hạt ô nhiễm mà vô số ống khói tàu biển giải phóng liên tục vào bầu khí quyển - (ảnh: Đài quan sát mặt đất NASA).

Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu đến từ NASA, những đường mây trắng dày nổi bật trên lớp mây trắng mỏng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng giao thông đường biển đã gây ô nhiễm môi trường.

Khí thải của tàu biển được bơm vào không khí. Các hạt ô nhiễm, đặc biệt là sulfat, có khả năng hòa tan trong nước. Trong không gian, chúng khiến những giọt nước bao quanh chúng và tạo nên những đám mây. Quá nhiều hạt ô nhiễm được giải phóng, những đường mây đã tập hợp thành một đám mây khổng lồ.

Nói cách khác, đám mây trên được hình thành từ những tuyến đường biển đông đúc bắt nguồn từ châu Âu hay Bắc Phi, mang theo mối đe dọa bởi thành phần đầy rẫy những hạt ô nhiễm của nó.

Theo các nghiên cứu sơ bộ, dường như sự xuất hiện của những đám mây ô nhiễm này ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu. Nhưng vì chúng nằm lẫn với mây trắng thông thường và các hạt khác trong khí quyển nên việc nghiên cứu còn nhiều khó khăn và hiện vẫn chưa thể nói rõ chúng gây hại như thế nào.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận