Toàn cảnh về công nghệ VAR được áp dụng ở World Cup 2018

Toàn cảnh về công nghệ VAR được áp dụng ở World Cup 2018

Đây là công nghệ mới lần đầu tiên sử dụng ở World Cup và chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về công nghệ này.

Công nghệ VAR (video assistant referee) được hiểu là sử dụng nhiều góc máy video khác nhau, bao gồm cả các máy quay làm chậm nhằm đánh giá chính xác một tình huống để hỗ trợ trọng tài điều khiển các trận đấu bóng đá.

Với người hâm mộ bóng đá Anh, công nghệ này không mới khi đã được áp dụng ở FA Cup, League Cup, hay nếu ai đã từng xem Confred Cup 2017 thì hẳn cũng không xa lạ với VAR.

Ở World Cup, VAR lần đầu tiên được đưa vào sử dụng. Cùng với goal-line, giải World Cup 2018 được xem là giải đấu của công nghệ khi máy móc kỹ thuật sẽ hỗ trợ tối đá các trọng tài nhằm để có quyết định chính xác nhất.

Những điều cần biết về VAR

Một nhóm VAR bao gồm một trợ lý chính và ba trợ lý phụ hỗ trợ làm việc trong từng trận đấu và xuyên suốt trong 64 trận đấu ở World Cup 2018. Hội đồng trọng tài FIFA đã lựa chọn 13 trọng tài xuất sắc đảm nhiệm vụ này.

Nhóm VAR sẽ làm việc trong một phòng vận hành tại Mát-xcơ-va. Có 33 camera khác nhau đặt tại các sân vận động, trong đó có 8 camera quay chậm, 6 camera siêu chậm và 2 camera chuyên để bắt việt vị.

Bên trong phòng vận hành VAR tại Mát-xcơ-va.
Bên trong phòng vận hành VAR tại Mát-xcơ-va.

VAR được sử dụng trong trường hợp nào?

Nhóm VAR có nhiệm vụ giám sát những lỗi hiển nhiên trong 4 tình huống sau đây: Bàn thắng và phạm lỗi dẫn đến bàn thắng; Phạt đền và phạm lỗi dẫn đến phạt đền; Thẻ đỏ trực tiếp; Nhận dạng sai cầu thủ.

Các quyết định có hiệu lực về trước

Giám đốc kỹ thuật IFAB (Ban tổ chức bóng đá thế giới), ông David Elleray cho biết, trong trường hợp phạm lỗi đã bị bỏ qua và được nhóm các trợ lý VAR ghi lại, họ sẽ thông báo tới trọng tài để trọng tài xử lý tình huống phạm lỗi đó, cầu thủ phạm lỗi có thể bị cho ra sân dù cho tình huống đó đã bị bỏ lỡ trước đây.

Ông Elleray nói thêm: “Chúng tôi không hy vọng tình huống này xảy ra thường xuyên, ta chỉ nên áp dụng đối với những lỗi nghiêm trọng phải nhận thẻ đỏ".

Tham khảo thông tin từ VAR

Các trọng tài tiến tới màn hình được đặt ở bên ngoài đường biên
Các trọng tài tiến tới màn hình được đặt ở bên ngoài đường biên các sân vận động để xem các góc máy quay về tình huống cần xem xét.

Thông thường các trọng tài sẽ đánh giá mọi tình huống bằng sự đánh giá trực tiếp hiện trường, tuy nhiên khi cảm giác nhận định sai hoặc không chắc chắn thì có thể dùng VAR để có được đánh giá tốt hơn.

FIFA nhấn mạnh rằng VAR không đưa ra quyết định mà chỉ hỗ trợ các trọng tài, và chỉ các trọng tài mới có đủ thẩm quyền để đưa ra phán quyết cuối cùng.

Ra hiệu bằng tay

Trọng tài sẽ ra hiệu bằng cách đưa tay lên ngang tai khi muốn dùng công nghệ VAR và có thể tạm ngừng trận đấu trong thời gian đó. Trận đấu sẽ tiếp tục nếu trọng tài xác định không có lỗi xảy ra.

Khi tham khảo thông tin từ VAR, trọng tài sẽ dùng tay vẽ một màn hình trong không khí để ra hiệu một đánh giá chính thức đã được đưa ra.

Người hâm mộ sẽ được thông báo

Bảng thông báo cho người hâm mộ về tình huống trọng tài dừng trận đấu để dùng VAR
Bảng thông báo cho người hâm mộ về tình huống trọng tài dừng trận đấu để dùng VAR trong trận giữa Pháp và Australia.

VAR từng bị chỉ trích về việc những người hâm mộ không được thông tin về các quyết định của trọng tài sau khi tham khảo thông tin từ VAR.

FIFA đang nỗ lực để đảm bảo các khán giả tại sân vận động và các khán giả xem tại nhà được biết về quyết định cuối cùng của trọng tài bằng một hệ thống tự động thông báo.

Một nhân viên của FIFA sẽ thông báo cho các đài truyền hình, các bình luận viên, các phương tiện thông tin đại chúng về việc đánh giá lại tình huống, bao gồm cả lý do cần phải đánh giá lại, kết quả của việc đánh giá lại của trọng tài.

Những vấn đề tồn tại

Trọng tài bị cầu thủ Australia phản đối khi cho Pháp hưởng phạt đền sau khi tham khảo VAR.
Trọng tài bị cầu thủ Australia phản đối khi cho Pháp hưởng phạt đền sau khi tham khảo VAR.

Không có gì đáng lo ngại khi áp dụng VAR với những tình huống hiển nhiên, nhưng với những tình huống cần đến sự suy luận, trong đó có tình huống phạt đền, sẽ gây ra nhiều tranh cãi.

Mối lo ngại về khoảng thời gian cần có để đưa ra quyết định cũng được quan tâm. Ở Anh công nghệ này từng được áp dụng tại FA Cup và League Cup, trong hiệp một của trận đấu FA Cup giữa Tottenham và Rochdale cần đến tận 5 phút bù giờ do một tình huống cần đến sự hỗ trợ của VAR.

Không thể phủ nhận rằng niềm hân hoan tột độ khi một bàn thắng được ghi sẽ bị phá hỏng bởi việc phải chờ đợi đánh giá từ VAR, nhưng có một điều chắc chắn là VAR sẽ góp phần đem lại những quyết định đúng đắn.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận