5 dấu hiệu điện thoại đã xuống cấp, cần lên đời ngay

5 dấu hiệu điện thoại đã xuống cấp, cần lên đời ngay

5 dấu hiệu điện thoại đã xuống cấp, cần lên đời ngay

1. Không chạy phiên bản hệ điều hành mới nhất

Flagship Android thường được hỗ trợ phần mềm 2 năm sau khi ra mắt. Vì thế, khi mua chiếc Galaxy mới nhất, bạn có thể tự tin nó vẫn cập nhật được ít nhất 2 phiên bản Android lớn tiếp theo. Tuy nhiên, phần lớn các nhà sản xuất chỉ ưu tiên flagship mà bỏ rơi dòng tầm trung và bình dân, rất khác so với Apple. iPhone có xu hướng được hỗ trợ lâu hơn, từ 3 đến 4 năm.

Liệu sử dụng phiên bản hệ điều hành mới nhất có phải là tất cả? Điều này còn tùy thuộc vào mỗi người. Điểm khác biệt nằm ở bảo mật: phiên bản Android mới hơn giải quyết được các lỗ hổng bảo mật mà hacker đã tìm ra và khai thác, mang lại biện pháp bảo vệ trước các lỗ hổng ấy. Để biết điện thoại của bạn có còn được hỗ trợ không, hãy vào website của nhà cung cấp.

2. Hiệu suất giảm

Sau khoảng 1 năm, chúng ta thường nhận thấy có độ trễ đáng kể trên giao diện và mọi hoạt động tốn nhiều thời gian hơn. Sụt giảm hiệu suất luôn là chủ đề nóng bỏng trong thế giới Android. Nhiều người cho rằng đó là do lỗi của người dùng vì tải ứng dụng liên tục, tốn bộ nhớ và nó liên tục chạy nền. Người khác lại nói đó là do sự phân mảnh của hệ thống quản lý tập tin.

Thực tế là ứng dụng ngày một lớn hơn, phức tạp hơn, tốn tài nguyên hơn. Thiết bị của bạn có thể chạy những phần mềm mới nhất một cách mượt mà nhưng trong 1 hay 2 năm sau, các phiên bản mới hơn lại tỏ ra nặng nhọc hơn hôm nay. Đó là vì cập nhật phần mềm và firmware thường hướng đến thiết bị mới hơn, mạnh hơn hay API mới mà điện thoại của bạn không hỗ trợ. Ngày nào đó, khi nhận thấy điện thoại không thể xử lý trơn tru ứng dụng nào đó, bạn nên bắt đầu tìm giải pháp thay thế.

3. Pin kém

Ngoài màn hình và chất lượng camera, pin là một trong những yếu tố quyết định khi mua smartphone mới. Điện thoại ngày càng mạnh hơn nhưng pin cũng chịu áp lực lớn hơn. Theo thời gian, pin mất dần công suất sau mỗi lần sạc. Theo Battery University, pin trên smartphone chỉ còn khoảng 73% đến 84% công suất ban đầu sau 250 lần sạc, giả định mỗi ngày sạc một lần, tức là khoảng 8,5 tháng. Pin là thứ cho phép bạn dùng mọi tính năng tốt nhất trên smartphone. Khi pin sụt nhanh chóng, có thể đã đến lúc mua điện thoại mới.

4. Màn hình dính lỗi burn-in

5 dấu hiệu điện thoại đã xuống cấp, cần lên đời ngay

Burn-in (hiện tượng lưu ảnh) xảy ra với các thiết bị hoạt động thường xuyên, xuất hiện hình ảnh mờ ảo như đang dính vào màn hình, gây khó chịu cho người nhìn. Nó là lỗi liên quan đến phần cứng hơn là phần mềm. Để xem smartphone của bạn có dính lỗi này hay không, hãy tìm một file ảnh một màu (chẳng hạn trắng) và mở ở chế độ toàn màn hình. Sau đó, nhìn xung quanh màn hình xem có thấy cái gì giống như vết đóng dấu không. Nếu có, nó chính là lỗi burn-in.

Nếu smartphone dùng màn hình OLED, burn-in là điều không thể tránh khỏi. Nhiều nhà sản xuất đang tìm cách để làm chậm hoặc ngăn cản quá trình này.

5. Hư hại vật lý ảnh hưởng đến sử dụng hàng ngày

Trong quá trình sử dụng điện thoại, chắc chắn không ít lần bạn lỡ tay đánh rơi. Các cú rơi này có thể làm rạn màn hình, long mặt sau hay vỡ camera. Nó còn có nguy cơ làm lỏng các linh kiện bên trong, hỏng nút bấm và các cổng. Cảm biến camera có thể bị rời ra khỏi bảng mạch chính, làm cho bạn không chụp ảnh được. Cổng USB bị lỏng, không sạc pin được. Tóm lại, các hư hại về vật lý làm ảnh hưởng đến việc sử dụng thiết bị hàng ngày. Ngoài ra, smartphone còn “xuống mã” theo thời gian. Khi gặp dấu hiệu này, bạn nên nâng cấp sớm hơn dự kiến.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận