Bạn có biết Android đã có nhận diện khuôn mặt từ tận 2011 (Ice Cream Sandwich), đi trước Apple tới 6 năm?

Bạn có biết Android đã có nhận diện khuôn mặt từ tận 2011 (Ice Cream Sandwich), đi trước Apple tới 6 năm?

Với chiếc iPhone X đắt đỏ cùng công nghệ Face ID, Apple đã một lần nữa khiến những cuộc trò chuyện về bảo mật trở nên hấp dẫn: công nghệ nhận diện khuôn mặt của Apple có tỷ lệ nhận sai chỉ là 1/1.000.000, thấp hơn hẳn con số 1/50.000 của cảm biến vân tay Touch ID. Những cuộc tranh luận trở nên nóng bỏng hơn nữa khi Ming Chi-Kuo, một nhà phân tích "nằm vùng" trong chuỗi cung ứng smartphone khẳng định đến cả Qualcomm cũng phải mất 2 năm nữa mới tạo ra được công nghệ tương tự như Face ID.


Một tính năng được Google tiên phong từ rất sớm, nhưng lại không được các nhà sản xuất ủng hộ.

Một tính năng được Google tiên phong từ rất sớm, nhưng lại không được các nhà sản xuất ủng hộ.

Nhưng ít ai biết rằng kinh nghiệm "nhận diện khuôn mặt" của Apple vẫn còn kém xa Google (và Samsung). Từ 2011, Google đã mang tính năng "Face Unlock" lên Ice Cream Sandwich, cho phép người dùng Android có thể mở khóa bằng camera mặt trước. Dù không một OEM nào đưa công nghệ này lên sản phẩm cuối, Google cũng đã kịp đưa Face Unlock lên Galaxy Nexus, một trong những chiếc smartphone đóng phần quan trọng vào sự trỗi dậy của Samsung trên chiến trường di động toàn cầu.

Đến 2017, khi Samsung đã trở thành nhà sản xuất smartphone đứng đầu thế giới, công nghệ nhận diện khuôn mặt lại trở lại trên những chiếc Galaxy đình đám nhất: Galaxy S8 và Galaxy Note8. Bạn đừng nhầm: chúng tôi đang nói đến công nghệ nhận diện khuôn mặt thực sự chứ không phải là Iris Scanner (nhận diện mống mắt), một phương thức mở khóa rất giống với nhận diện khuôn mặt.


Face ID vẫn có mặt trên Galaxy S8 và Note8, nhưng rất dễ bị hack.

Face ID vẫn có mặt trên Galaxy S8 và Note8, nhưng rất dễ bị hack.

Tuy vậy, cả Galaxy Nexus và Galaxy S8 đều là minh chứng cho thấy chiến lược "đi muộn" của Apple là đúng đắn. Chiếc Galaxy Nexus của 6 năm trước sẽ mở khóa bằng hình ảnh phẳng. Đến Galaxy Note8, điều này vẫn không thay đổi: đầu tháng 9, trang công nghệ CNET đã thử nghiệm mở khóa thành công Galaxy Note8 bằng một bức ảnh chụp mặt người. Tuyên bố chính thức của Samsung cũng xác nhận rằng tính năng nhận diện khuôn mặt trên smartphone Galaxy là để tiện lợi cho người dùng (mở khóa nhanh) chứ không phải để đảm bảo an toàn.

Trong năm 2017, Samsung vẫn tập trung vào 2 công nghệ sinh trắc học được người dùng yêu thích là cảm biến vân tay và cảm biến mống mắt, trong đó cảm biến mống mắt có xác suất nhận diện sai chỉ là 1/10^12. Thế nhưng, hướng đi này của Samsung cũng có nghĩa rằng Apple đang không hề có đối thủ trong lĩnh vực nhận diện khuôn mặt 3D trên di động. Thực tế, sản phẩm gần nhất với Face ID là các loại camera RealSense của Intel, vốn được phát triển cho PC và do đó có kích cỡ, trọng lượng lớn hơn iPhone rất nhiều.

Google cũng không hề có công nghệ tương tự cho Android. Sản phẩm gần nhất với Face ID là Project Tango, nền tảng này tập trung vào xây dựng không gian 3D ảo cho mục đích AR.


Công nghệ gần nhất với Face ID mà Google đang sở hữu là Project Tango.

Công nghệ gần nhất với Face ID mà Google đang sở hữu là Project Tango.

Có thể nói rằng tất cả các công nghệ "nhận diện khuôn mặt" trên thị trường đều không phải là đối thủ của Face ID. Điều khiến cho sự vượt trội của Apple trở nên khó nhận biết là bởi nhận diện khuôn mặt 2D hiện đã quá phổ biến: đây là một bài toán quen thuộc với những người làm neural network. Bất kỳ một coder nào cũng có thể tìm các ví dụ facial recognition trên ảnh 2D và tự triển khai trên máy tính của mình.

Và ngay cả các ứng dụng bình thường như MSQRD hoặc các ứng dụng camera trên các thiết bị thiếu thông minh như máy ảnh cũng đã có thể nhận diện được khuôn mặt người ở đâu trong bức hình. Đem các tín hiệu hình ảnh 2D ra phân tích để thực hiện xác thực hay tạo hiệu ứng chó mèo đơn thuần chỉ là sự mở rộng của bài toán cũ này mà thôi.

Dĩ nhiên, Iris Scanner của Samsung không thể xếp vào danh sách này. Tuy vậy, công nghệ của Samsung về bản chất vẫn là xử lý dữ liệu trên hình ảnh 2D. Trong khi xác suất nhận sai thấp hơn hàng triệu lần so với Face ID, Iris Scanner lại có thể bị hack thông qua các "mống mắt giả" được làm từ ảnh in hồng ngoại và kính áp tròng.


Không có hãng smartphone nào phân tích và nhận diện qua mô hình 3D như Apple cả.

Không có hãng smartphone nào phân tích và nhận diện qua mô hình 3D như Apple cả.

Hướng đi của Apple thì khác hẳn. Face ID là công nghệ sử dụng camera 3D: dùng Face ID, người dùng iPhone X không chỉ nhận diện chính xác chuyển động của mồm/cơ mặt mà còn có thể “áp” hiệu ứng vào bề mặt khuôn mặt. Công nghệ 2D của Samsung, Vivo, OPPO hay Microsoft, Facebook không thể làm được điều này, và cũng không phải là cơ sở để tạo ra công nghệ sinh trắc học vừa khó hack, vừa có độ chính xác đến 1/10^6.

Nói tóm lại, những tranh cãi xung quanh Face ID đã nói lên một sự thật rất quan trọng về thế giới công nghệ: các công nghệ phức tạp nhất đang được sử dụng để giải quyết những bài toán tưởng chừng đơn giản nhất. Mất đến hàng chục năm chúng ta mới có thể dạy cho máy móc về nhận diện mèo, về ngôn ngữ tự nhiên và đến bây giờ là phân biệt giữa ảnh 2D với người thật.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận