Kỷ nguyên điện thoại màn hình OLED chỉ mới bắt đầu

Kỷ nguyên điện thoại màn hình OLED chỉ mới bắt đầu

Samsung và LG đang thu hút được sự chú ý với những thiết kế màn hình không viền mới nhất. Bên cạnh đó, sự ra mắt của iPhone X sẽ đóng góp hàng triệu sản phẩm màn hình OLED trong 12 tháng tới. Người khổng lồ Google cũng sở hữu smartphone với màn hình OLED của riêng mình và tất cả cho thấy đây sẽ là công nghệ của tương lai.

Việc sử dụng OLED cho các sản phẩm iPhone mới của Apple trong năm nay không chỉ gây chú ý trong ngành sản xuất điện thoại. Chắc chắn iPhone X ra mắt sẽ đưa công nghệ màn hình OLED đến người dùng rộng rãi hơn. Mặc dù Samsung đã sử dụng công nghệ AMOLED trong nhiều năm, nhưng mãi đến khi Galaxy Note Edge cùng các smartphone cao cấp ứng dụng công nghệ OLED linh hoạt được bán ra thị trường thì công nghệ này mới trở nên quen thuộc với cả đối tượng người dùng ngoài ngành.

Yếu tố hình thức mới mẻ và thú vị của màn hình OLED linh hoạt quyết định sự đột phá thương mại ảnh hưởng đến doanh thu smartphone. Chắc hẳn nhu cầu ứng dụng công nghệ này sẽ tăng lên đáng kể do các nhà sản xuất điện thoại khác cũng đi theo xu hướng. Vấn đề đặt ra liệu là màn hình OLED có đủ số lượng cung ứng trên thị trường?

Gia tăng nhà cung cấp

Samsung Display là nhà sản xuất màn hình OLED lớn nhất của smartphone, chiếm 97% thị trường trong quý 1 năm 2017 và sản xuất 400 triệu tấm vào năm 2016. Hiện tại, Samsung Display là nhà cung ứng số lượng lớn duy nhất trên thị trường.

Kỷ nguyên điện thoại màn hình OLED chỉ mới bắt đầu

LG Display lại sử dụng phương pháp đối nghịch, tập trung vào sản xuất màn hình OLED TV lớn và gần đây mới chuyển sang sản xuất OLED trên thiết bị di động. LG Display có thể cung cấp số lượng lớn hơn cho smartphone nếu các nhà máy của họ tại Paju và Gumi hoạt động với công suất cao hơn hiện nay. Công ty đang hướng tới mục tiêu đưa ra 120 triệu màn hình 6-inc cho dòng điện thoại thông minh.

Một số khác đẩy mạnh năng lực sản xuất bảng OLED khi nhận thấy nhu cầu ngày càng lớn. Trong đó, nhiều nhà cung cấp từ Trung Quốc đã và đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực này gồm BOE, Tianma, China Star, EDO, Visionox, Truly. Các công ty đóng vai trò quan trọng giúp nhiều hãng sản xuất smartphone của Trung Quốc theo kịp sự thay đổi công nghệ màn hình của Apple và Samsung.

Tuy nhiên, do việc sản xuất công nghệ OLED rất phức tạp và tốn nhiều thời gian, các nhà sản xuất của Trung Quốc chưa thể đáp ứng kỳ vọng này, sớm nhất có lẽ vào cuối năm 2019 hoặc 2020. Trong ngắn hạn, Samsung và LG Display vẫn là những nhà cung cấp phù hợp nhất.

Thiết kế có thể uốn cong và gấp lại được

Sự khác biệt giúp công nghệ này có bước tiến dài hơn có thể sẽ là tính năng gấp màn hình.

Samsung và LG sản xuất các tấm OLED bằng chất dẻo plastic. Trong tương lai, cải tiến mới sẽ làm tăng tính linh hoạt và độ bền giúp màn hình có thể vượt qua các thử thách uốn cong và gấp lại liên tục. Thiết kế đầu tiên được kỳ vọng ra mắt bởi Samsung, Lenovo hay các hãng khác vào năm 2018.

Kỷ nguyên điện thoại màn hình OLED chỉ mới bắt đầu

Thị trường phù hợp để giới thiệu các sản phẩm với công nghệ này là Hàn Quốc hay Trung Quốc vì ở những nước này, người dùng quan tâm nhất đến yếu tố thiết kế mới.

Có lẽ công nghệ sản xuất màn hình vẫn cần nhiều thời gian để hoàn thiện trước khi đưa tới người dùng các sản phẩm cao cấp. Các lớp nhựa sẽ cần được làm mỏng hơn, trong khi tấm màn hình phải bền và hiệu suất cao hơn nhằm tạo ra lợi nhuận. Chưa tìm thấy ảnh hưởng  nào từ các cải tiến trên đến độ phân giải, màu sắc hay độ sáng màn hình.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận