Trải nghiệm "chiến binh" Zenfone AR chiếc smartphone chuyên về thực tế ảo và thực tế tăng cường

Trải nghiệm "chiến binh" Zenfone AR chiếc smartphone chuyên về thực tế ảo và thực tế tăng cường

ASUS mới đây tung ra Zenfone AR, mẫu điện thoại mà chỉ nghe tên chúng ta đã biết là tập trung vào những công nghệ của tương lai như thực tế tăng cường và thực tế ảo (VR). Khá thú vị nếu chúng ta có cơ hội trực tiếp trải nghiệm xem chiếc điện thoại này được tối ưu như thế nào cho AR và VR.

Trước hết để hỗ trợ thực tế tăng cường Zenfone AR được trang bị công nghệ Tango bao gồm hệ thống 3 camera: 1 camera chính 23 MP, 1 camera đo chuyển động, và 1 camera đo gần xa. Với hệ thống 3 camera này thì Zenfone AR có khả năng nhìn thế giới xung quanh như chúng ta đang nhìn, trong đó ứng dụng thực tế nhất của AR lúc này phải kể đến như khi chúng ta mua sắm, chọn đồ nội thất và muốn ướm thử xem có phù hợp với căn phòng không. Như vậy, thay vì các chủ đầu tư bất động sản phải đầu tư căn phòng mẫu trước khi bán cho khách hàng trải nghiệm thì họ có thể dùng tình năng này để thiết kế căn phòng ảo cho khách hàng trải nghiệm. Ứng dụng này còn được cho sẽ cực kỳ hữu ích cho những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực như tạo mẫu thời trang, thiết kế các kiểu dáng công nghiệp của ô tô, xe máy... mà không phải sử dụng các sản phẩm thật nhưng vẫn được trải nghiệm như sản phẩm thật. 

Zenfone AR cũng được "chế tạo" để phù hợp với kính thực tế ảo Google Daydream, một thiết bị tạo cảm giác khá dễ chịu với lớp vải lót bọc ngoài mềm mại có thể tháo ra giặt. Hiện nay không nhiều mẫu điện thoại sẵn sàng chạy với Daydream, một số ít cái tên có thể kể ra như Galaxy S8, Google Pixel, Moto Z...

Phù hợp ở đây nghĩa là màn hình Zenfone AR được trang bị độ nét cao 2560x1440 để nhìn khung cảnh qua kính thực tế ảo đẹp hơn, đồng thời tần số đáp ứng cao 1 ms (tương đương tần số quét 1 kHz) giúp hiệu ứng chuyển cảnh mượt mà hơn, chân thực hơn.

a1-trai-nghiem-zenfone-ar-dien-thoai-chuyen-thuc-te-ao-vr-thuc-te-tang-cuong.jpg

Trước hết để hỗ trợ thực tế tăng cường Zenfone AR được trang bị công nghệ Tango bao gồm hệ thống 3 camera: 1 camera chính 23 MP, 1 camera đo chuyển động, và 1 camera đo gần xa.

a2-trai-nghiem-zenfone-ar-dien-thoai-chuyen-thuc-te-ao-vr-thuc-te-tang-cuong.jpg

Với hệ thống 3 camera này thì Zenfone AR có khả năng nhìn thế giới xung quanh như chúng ta đang nhìn, trong đó ứng dụng thực tế nhất phải kể đến như khi chúng ta mua sắm, chọn đồ nội thất và muốn ướm thử xem có phù hợp với căn phòng không.

g9-trai-nghiem-zenfone-ar-dien-thoai-chuyen-thuc-te-ao-vr-thuc-te-tang-cuong-9969.jpg

Zenfone AR cũng được "chế tạo" để phù hợp với kính xem thực tế ảo Google Daydream, một thiết bị tạo cảm giác khá dễ chịu với lớp vải lót bọc ngoài mềm mại có thể tháo ra giặt. Ảnh: Việt Hải.

a9-trai-nghiem-zenfone-ar-dien-thoai-chuyen-thuc-te-ao-vr-thuc-te-tang-cuong.jpg

Zenfone AR được trang bị độ nét cao 2560x1440 để nhìn khung cảnh qua kính thực tế ảo đẹp hơn, đồng thời tần số đáp ứng cao 1 ms giúp hiệu ứng chuyển cảnh mượt mà hơn, chân thực hơn.

g8-trai-nghiem-zenfone-ar-dien-thoai-chuyen-thuc-te-ao-vr-thuc-te-tang-cuong-9914.jpg

Nắp hộp Zenfone AR cũng chính là một chiếc kính thực tế ảo theo kiểu hộp bìa tự chế Google Cardboard. Ảnh: Việt Hải.

Dù vậy vấn đề mà người mua cũng khá quan tâm là hiệu năng sử dụng thông thường của Zenfone AR ra sao khi tính năng thực tế tăng cường hoàn toàn có thể trở thành phổ cập trên smartphone trong thời gian tới, nhất là Apple đang tung ra bộ công cụ ARKit cho các nhà phát triển làm ứng dụng thực tế tăng cường trên iPhone các thế hệ.

Bộ 3 camera phục vụ cho chức năng thực tế tăng cường trong điều kiện dùng thông thường có thể chụp ảnh rất tốt với camera chính 23 MP, đáp ứng khá tốt điều kiện thiếu sáng với độ mở f/2.0. Phía trước camera "tự sướng" của Zenfone AR cũng khá tốt, đạt 8 MP, dù camera này có xu hướng làm đẹp, làm mịn hơi quá tay.

Điều quan trọng là mẫu Zenfone AR mang lại cảm giác gần như điện thoại cao cấp khi hội tụ nhiều "tinh hoa" của công nghệ điện thoại, màn hình sắc nét kích thước 5,7 inch được bảo vệ bằng lớp kính cường lực Gorilla Glass 4, khung viền bằng nhôm và mặt lưng làm giả da.

Điểm có thể làm chướng mắt đối với một số người là miếng kim loại sau mặt lưng khá to, đó là nơi đặt toàn bộ các mắt camera và cảm biến của chức năng AR. Nếu không giữ cẩn thận, miếng kim loại này hoàn toàn có thể bị xước hoặc bám vết.

Dù sao chức năng AR không làm cho Zenfone AR dày và thô như chiếc Lenovo Phab 2 Pro, thiết bị cũng được trang bị Tango, ngược lại Zenfone AR trông khá mảnh và nhẹ. Thực tế Zenfone AR hơi nặng và dày hơn một chút so với những siêu phẩm như Galaxy S8, nhưng kích thước của chiếc điện thoại thực tế tăng cường này vẫn khá chuẩn.

g2-trai-nghiem-zenfone-ar-dien-thoai-chuyen-thuc-te-ao-vr-thuc-te-tang-cuong-9819.jpg

Phía trước camera "tự sướng" của Zenfone AR cũng khá tốt, đạt 8 MP, dù camera này có xu hướng làm đẹp, làm mịn hơi quá tay. Ảnh: Việt Hải.

g5-trai-nghiem-zenfone-ar-dien-thoai-chuyen-thuc-te-ao-vr-thuc-te-tang-cuong-9855.jpg

Trải nghiệm Zenfone AR trong điều kiện sử dụng bình thường khá đã mắt với màn hình 2560x1440 kích thước 5,7 inch. Ảnh: Việt Hải.

g6-trai-nghiem-zenfone-ar-dien-thoai-chuyen-thuc-te-ao-vr-thuc-te-tang-cuong-9905.jpg

Màn hình Zenfone AR được bảo vệ bằng lớp kính cường lực Gorilla Glass 4, trông chắc chắn. Ảnh: Việt Hải.

g3-trai-nghiem-zenfone-ar-dien-thoai-chuyen-thuc-te-ao-vr-thuc-te-tang-cuong-9840.jpg

Zenfone AR không dày và thô như chiếc Lenovo Phab 2 Pro, thiết bị cũng được trang bị Tango, ngược lại Zenfone AR trông khá mảnh và nhẹ. Ảnh: Việt Hải.

g1-trai-nghiem-zenfone-ar-dien-thoai-chuyen-thuc-te-ao-vr-thuc-te-tang-cuong-9805.jpg

Điểm có thể làm chướng mắt đối với một số người là miếng kim loại sau mặt lưng khá to, đó là nơi đặt toàn bộ các mắt camera và cảm biến của chức năng AR. Nếu không giữ cẩn thận, miếng kim loại này hoàn toàn có thể bị xước hoặc bám vết. Ảnh: Việt Hải.

Zenfone AR dùng cổng USB Type-C, loại cổng cắm sạc mặt nào cũng được, nên càng nâng cao tính hiện đại cho thiết bị. Ngoài ra bộ vi xử lý Qualcomm Snapdragon 821 cùng bộ nhớ RAM lên đến 8 GB, bộ nhớ trong lên đến 128 GB của Zenfone AR đảm bảo chắc chắn về một hiệu năng tuyệt vời khi sử dụng thông thường.

Khi sử dụng ứng dụng thực tế tăng cường thì hiệu năng như trên đủ đảm bảo cho Zenfone AR hoạt động trơn tru, hiệu quả. Thực tế cảm giác trải nghiệm các ứng dụng thực tế tăng cường trên Zenfone AR khá mượt, mượt hơn so với Phab 2 Pro là điều chắc chắn.

Với điểm mạnh của Zenfone AR, khi sử dụng với kính Daydream, nếu chúng ta có dịp trải nghiệm chiếc kính thực tế ảo này thì sẽ thấy rõ sự khác biệt khi lắp Zenfone AR vào so với khi lắp một chiếc điện thoại thông thường vào.

Theo tương quan như trên, dung lượng pin 3.300 mAh của Zenfone AR khi sử dụng bình thường là khá dồi dào, tuy nhiên khi sử dụng thực tế ảo hoặc thực tế tăng cường thì chỉ vừa đủ, có phần hơi thiếu. Nhiều người trải nghiệm chia sẻ nếu pin của Zenfone AR chỉ còn 30-40% thì chúng ta không nên dùng thực tế ảo để thám hiểm đại dương hay đi roller-coaster, vì máy sẽ cạn pin lúc nào không biết.

Nhìn chung lại Zenfone AR là một chiếc điện thoại thú vị, mang lại làn gió tươi mới khác biệt cho dòng sản phẩm của ASUS, đồng thời mang đường nét thiết kế đồng nhất với dòng sản phẩm Zenfone 4 sắp ra lò (ví dụ như nút Home hình chữ nhật). Được biết, Zenfone AR có giá bán khoảng 599 đến 699 USD (khoảng 12-15 triệu đồng). Tuy nhiên, Asus chưa đem sản phẩm này về thị trường Việt Nam do nhu cầu thị trường chưa cao đối với sản phẩm này. 

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận