5 sai lầm tiền bạc cần “tránh xa” trong năm 2018

5 sai lầm tiền bạc cần “tránh xa” trong năm 2018

Ngừng tiết kiệm tiền dư

Dành dùm đồng tiền còn sót lại không phải tiết kiệm. Thay vào đó, bạn hãy áp dụng mô hình “trả lương cho mình trước tiên” để gia tăng khoản tiết kiệm của bản thân. Đừng mãi trông ngóng xem khoản tiền còn lại cuối tháng, mà bạn nên thiết lập lệnh chuyển một phần tiền lương khi bạn vừa nhận được vào tài khoản tiết kiệm để có kết quả tốt nhất.

5 sai lầm tiền bạc cần “tránh xa” trong năm 2018

Giới chuyên gia tài chính cá nhân cho rằng, nếu bạn tiết kiệm từ 10 - 20% thu nhập hằng năm đã là mức tốt. Dẫu vậy, bạn nên đặt mục tiêu đưa 1.000 USD vào tài khoản tiết kiệm của bản thân để phòng các trường hợp khẩn cấp.

Dừng thanh toán vô tội vạ

Hệ thống thanh toán và các nhà bán lẻ ngày càng được sắp xếp hợp lý để người dùng có thể trả tiền đơn giản và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, theo nhà kinh tế học hành vi Dan Ariely, càng tránh xa hành động trả tiền, bạn càng phải chi nhiều hơn. “Nếu đó là khoản thanh toán tự động khấu trừ, bạn không phải cảm thấy khó chịu về việc chi trả vì bạn không nhận thức được cụ thể về chi phí”.

5 sai lầm tiền bạc cần “tránh xa” trong năm 2018

Ariely khuyên mỗi người tiêu dùng nên chủ động thanh toán bằng tiền mặt, hoặc ít nhất tập luyện thói quen nhập lại mã thẻ tín dụng mỗi khi mua hàng trực tuyến. Việc này sẽ giúp chính bản thân bạn ghi nhớ mỗi lần chi tiền, nhớ rằng mỗi lần bạn mua một thứ gì đó là bạn mất một phần tiền tiết kiệm cho sau này. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ngừng lưu số thẻ tín dụng trên máy tính, vi tiền online hoặc trên trang web nhà bán lẻ để giảm chi tiêu.

Ngừng im lặng khi nhắc đến tiền

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người vừa tệ khi sử dụng tiền vừa chưa tốt khi bàn về tiền bạc. Nhưng khi càng nói nhiều về nó, chúng ta lại càng tự tin và có nhiều thông tin hơn để giải quyết các vấn đề tài chính theo chiều hướng tốt hơn.

5 sai lầm tiền bạc cần “tránh xa” trong năm 2018

Bàn về tiền giúp chúng ta trở nên ý thức hơn về hành vi tiết kiệm vô hình thay vì làm rõ hành vi chi tiêu rất dễ nhận thấy. Việc này cũng giúp chúng ta đưa ra các quyết định tài chính ít căng thẳng hơn, phù hợp với thực tiễn xã hội hơn vì được tham khảo ý kiến nhiều người khác nhau.

Dừng mua sắm tại các kho hàng

Mua sắm tại trang trung tâm, siêu thị hay kho hàng lớn là một thói quen thoải mái của rất nhiều người tiêu dùng. Nhưng về mặt tài chính, chúng lại khiến chúng ta chi tiêu nhiều tiền hơn cho tất cả sản phẩm. Đặc biệt, nó còn khiến người tiêu dùng sử dụng nhiều đồ đóng hộp hơn. Các chuyên gia cho biết việc mua sắm tại những nơi này không giúp chúng ta tiết kiếm, mà sẽ khiến thực phẩm đóng góp của bạn gia tăng đáng kể.

5 sai lầm tiền bạc cần “tránh xa” trong năm 2018

CNN cho rằng, để không rơi vào trường hợp này, chúng ta nên mua sắm thực phẩm tại siêu thị mỗi tuần môt cách phù hợp với nhu cầu bản thân. Dù cho có thể bạn đã có thẻ thành viên, nhưng đừng quên lập danh sách những thứ cần mua và tuân thủ nghiêm ngặt danh sách đó.

Ngừng chia sẻ thông tin tín dụng 

Vụ Equaifax bị rò rỉ dữ liệu thông tin cá nhân và tài chính của 145 triệu người đã được giải quết. Tuy nhiên, nguy cơ những người này tiếp tục bị trộm danh tính vẫn còn đó.

5 sai lầm tiền bạc cần “tránh xa” trong năm 2018

Vậy nên, bạn nên kiểm tra thường xuyên tài khoản cũng như thông tin cá nhân, tín dụng xem có gặp sự cố nào không. Nếu cần thiết, bạn hãy đóng băng tín dụng bằng cách vào các trang đóng băng tại các dịch vụ như TransUnion, Equifax và Experian.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận