Án phạt nặng cho Facebook, YouTube nếu không gỡ kịp thời nội dung độc hại

Án phạt nặng cho Facebook, YouTube nếu không gỡ kịp thời nội dung độc hại

Những vụ việc xảy ra trong thời gian qua đối với Google, Facebook hay Twitter cho thấy, cách các công ty công nghệ này xử lý việc quấy rối và lạm dụng trên internet đang tỏ ra thất bại. YouTube để tồn tại các video miệt thị người Do Thái. Facebook thì cho gỡ bỏ một bức ảnh mang tính biểu tượng được cả thế giới công nhận vì nhầm lẫn đó là ảnh khoả thân. Sau mỗi vụ việc, tất cả những gì công ty này làm là đưa ra một lời xin lỗi. Tuy nhiên, chính phủ Đức có vẻ không muốn nghe lời xin lỗi nữa. Các vi phạm tại Đức có thể phải đối mặt với những án phạt nặng. 

Heiko Maas, Bộ trưởng Tư pháp và Bảo vệ người dùng, mới đây cho biết ông sẽ đề xuất một luật với nội dung sẽ phạt các công ty truyền thông mạng xã hội số tiền lên tới 50 triệu Euro (53 triệu USD) nếu không phản ứng đủ nhanh với các phản ánh về nội dung bất hợp pháp hoặc khêu gợi thù hận. Luật này sẽ yêu cầu các công ty phát triển nền tảng mạng xã hội phải có cách tạo thuận lợi cho người dùng để phản ánh các nội dung xấu, và các công ty sẽ có 24 giờ để đưa ra giải pháp giải quyết "các nội dung mang tính vi phạm rõ ràng" hoặc một tuần đối với các trường hợp "mơ hồ" hơn.  

Án phạt nặng cho Facebook, YouTube nếu không gỡ kịp thời nội dung độc hại

Heiko Maas, Bộ trưởng Tư pháp và Bảo vệ người dùng Đức. 

Đó là một ý tưởng đáng để chúng ta phải suy ngẫm, và ở một mức độ nào đó, nó là một đề xuất hoàn toàn hợp lý. Các mạng xã hội trên đã thất bại trong việc duy trì các tiêu chuẩn cần thiết, và giờ đây đã đến lúc cơ quan quản lý vào cuộc. Tuy nhiên trong thực tế, gỡ rối quyền và trách nhiệm của các nền tảng mạng xã hội, chính phủ, và người dùng không phải là dễ dàng. Các công ty công nghệ nên tìm cách giảm bởi các bài viết khiêu khích hận thù. Tuy nhiên, không ai có câu trả lời hoàn hảo cho các câu hỏi về họ nên làm thế nào và nên làm ở mức độ nào. 

Trách nhiệm chung

Tại Mỹ, người dân có quyền nói những những gì họ muốn mà không sợ bị chính phủ kiểm duyệt, và quyền đó cũng cho các công ty internet quyền không . "Google, Facebook và Twitter là các công ty Mỹ. Các quy định về ngôn luận mà họ đặt ra phản ảnh các giá trị và hiến pháp và văn hoá Mỹ - đó là quyền tự do ngôn luận được coi gần như là một quyền tuyệt đối" -  Stefan Heumann, đồng Giám đốc của Stiftung Neue Verantwortung, một cơ quan nghiên cứu về vấn đề công nghệ và chính sách công ở Berlin cho biết.

Tuy nhiên, điều đó sẽ không còn đúng ở châu Âu, đặc biệt là ở Đức, quốc gia mà kí ức về Chủ nghĩa Quốc xã đã khiến quốc gia này cấm khêu gợi thù hận và truy cập các tài liệu tuyên truyền cực đoan. "Tại đây có tự do ngôn luận, tuy nhiên, mọi thứ phải được hạn chế bên trong luật pháp và quyết định của toà án được ban hành dựa trên kinh nghiệm lịch sử" - Volker Berghahn, một nhà sử học về lịch sử Đức và châu Âu hiện đại tại Đại học Columbia, cho biết. 

Hồi tháng 5 năm ngoái, Uỷ ban châu Âu đã đưa ra một bộ quy tắc ứng xử, đồng thời yêu cầu các công ty công nghệ Mỹ là Facebook, YouTube, Twitter, Microsoft phải cùng tham gia thực hiện. 

Án phạt nặng cho Facebook, YouTube nếu không gỡ kịp thời nội dung độc hại

Tuy nhiên, đặt quá nhiều trách nhiệm lên vai của các công ty cũng có những bất cập riêng. Khi các công ty này phải chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi các tiêu chuẩn, họ sẽ có  quyền ưu tiên lợi ích của mình trước. Các công ty này, lúc đó, sẽ ưu tiên "quy định sử dụng dịch vụ" của mình lên trên luật, theo nhận định của Kate Coyer, một thành viên của Trung tâm Internet và Xã hội Berkman thuộc Đại học Harvard. "Mức phạt cao vì không xoá nội dung giả mạo kịp thời sẽ khuyến khích các công ty này tìm cách loại bỏ từ đầu, bởi không có án phạt nào được áp dụng nếu họ xác định sai các nội dung này. Nói cách khác, những luật như vậy có thể sẽ tạo điều kiện cho sự ra đời của bộ lọc kiểm duyệt ngay tại chính các công ty" - Heumann nói thêm.

Nếu phó mặc cho chính phủ giải quyết cũng sẽ có những vấn đề phát sinh. Hồi năm 2015, một tháng sau vụ tấn công nhắm vào trụ sở tuần báo trào phúng Charlie Hebdo tại Pháp (diễn ra hôm 7/1), chính phủ Pháp tuyên bố có quyền ngăn chặn các trang web mà không cần lệnh của tòa án nếu họ xác định website đó thúc đẩy chủ nghĩa khủng bố. Như vậy, cảnh sát giờ đây lại trở thành các nhà quản lý nội dung.

Làm thế nào để cân bằng các giá trị chung với quyền cá nhân trên internet? Quy tắc ứng xử như EU từng đưa ra cung là một ý tưởng. Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng nó này thiếu tính minh bạch và đã cho các công ty công nghệ của Mỹ quá nhiều ưu đãi. 

Các nền tảng mạng xã hội vẫn đang trong quá trình trưởng thành, và danh sách những nghĩa vụ, trách nhiệm của chúng đối với cộng đồng vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. "Chúng ta phải bắt đầu suy nghĩ về trách nhiệm của mạng xã hội trong việc liên kết chặt chẽ hơn với người dùng. Người dùng phải tham gia nhiều hơn vào việc thiết lập các điều khoản về cách các mạng xã hội hoạt động" - Gillespie, nhà nghiên cứu mạng xã hội của Microsoft Research nhận định. 

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận