Bạn có nhìn thấy người đàn ông đang cầm iPhone trong bức tranh được vẽ từ năm 1937 này?

Bạn có nhìn thấy người đàn ông đang cầm iPhone trong bức tranh được vẽ từ năm 1937 này?

Một bức tranh được vẽ từ năm 1937 đang gây tranh cãi khi miêu tả giống tới kì lạ về một người đàn ông da đỏ cầm trên tay một chiếc iPhone. Vậy sự thật ẩn sau bức tranh đó là gì?

Bạn có nhìn thấy người đàn ông đang cầm iPhone trong bức tranh được vẽ từ năm 1937 này?

Hãy nhìn vào bức tranh ở bên trên, bạn có thấy hình ảnh của một người đàn ông da đỏ đang ngồi và cầm một đồ vật hình chữ nhật ở tầm ngang mắt. Không rõ người đàn ông này là ai. Tuy nhiên, trông ông như thể đang cầm smartphone để chụp ảnh tự sướng hoặc lướt web. Cách người đàn ông cầm đồ vật kì lạ trên tay không khác là bao so với cách chúng ta cầm smartphone ngày nay.

Tuy nhiên, hình ảnh của người đàn ông kể trên lại nằm trong một bức tranh tường có tên là "Quý ông Pynchon và cuộc di cư của Springfield" và được vẽ bởi họa sĩ Umberto Romano vào năm 1937, tức 70 năm trước ngày ra mắt của chiếc iPhone đầu tiên. Đây là bức tranh được vẽ dựa trên những sự kiện có thật về cuộc gặp gỡ giữa người của hai bộ tộc da đỏ là Pocumtuc và Nipmuc với người Anh di cư tại ngôi làng Agawam (thuộc thành phố Springfield, bang Massachusetts ngày nay) vào năm 1630.

Nếu lật lại lịch sử, chúng ta sẽ thấy chiếc điện thoại di động đầu tiên được ra đời vào ngày 3/4/1973. Và phải tới hơn 4 thập niên sau, Steve Jobs mới giới thiệu iPhone, sản phẩm mở đầu kỉ nguyên cho kỉ nguyên smartphone.

Nói cách khác, người đàn ông trong bức tranh không thể cầm một chiếc iPhone như ấn tượng ban đầu của chúng ta được. Vậy sự thật là người đàn ông đó đang cầm thứ gì?

Bạn có nhìn thấy người đàn ông đang cầm iPhone trong bức tranh được vẽ từ năm 1937 này?

Đồ vật gây tranh cãi trên tay người đàn ông vì nhìn giống iPhone.

Umberto Romano, tác giả của bức tranh đã qua đời vào năm 1982 ở tuổi 77. Do đó, chúng ta không thể đến trực tiếp hỏi tác giả về đồ vật kì lạ trong bức tranh thật sự là gì.

Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi này, nhà báo Brian Anderson tới từ trang tin Motherboard đã đến gặp nhà sử học Daniel Crown, một người nghiên cứu về William Pynchon, nhân vật chính trong bức tranh. Với hiểu biết sâu sắc về bối cảnh lịch sử khi đó, ông Crown được hi vọng sẽ tiết lộ một vài điều thú vị.

"Dựa theo những điều có thể quan sát, kiểu vẽ "trừu tượng" của Umberto Romano trông rất mơ hồ", ông Crown cho biết. Tuy nhiên, ông Crown đã bác bỏ giả thuyết về người đàn ông du hành thời gian trong bức tranh khi cho rằng thứ trên tay ông chỉ đơn giản là một chiếc gương.

"Khi Romano vẽ bức tranh tường này, người Mỹ đang bị ám ảnh bởi hình tượng của những người chưa được khai phá văn minh", ông Crown cho biết, "Bằng cách vẽ khung cảnh tập trung vào sự thành lập của Springfield, họa sĩ Romano đã cố gắng miêu tả sự tò mò của một cộng đồng lạc hậu trước một kho báu bao gồm những đồ vật tỏa sáng tới từ Pynchon"

Đồ vật tỏa sáng theo ý của ông Crown là những chiếc gương. Gương là một vật dụng cá nhân rất phổ biến đối với người da trắng vào thế kỉ 17, thời điểm được chọn làm bối cảnh của bức tranh. Tuy nhiên, đây lại là một thứ mới lạ đối với thổ dân da đỏ và được họ xem là đồ vật quý giá.

Một giả thuyết khác cũng được ông Crown đặt ra đó là thứ trên tay của người đàn ông không phải là một tấm gương mà là một quyển sách tôn giáo bỏ túi. "Đó có thể là một trong những quyển sách truyền giáo", ông Crown cho biết, "Chúng đã tồn tại vào thời điểm đó và có hình dáng gần như giống chữ nhật".

Trong khi đó, tiến sĩ Marganet Bruchac, trợ lý giáo sư về Nhân chủng học và nghiên cứu viên về người da đỏ tại trường Đại học Pennsylvania lại đưa ra một giải thuyết khác. Theo đó, đồ vật kì lạ trong bức tranh là một thanh kiếm làm bằng sắt và lưỡi kiếm được gấp vào trong tay của người đàn ông.

Bà Bruchac cũng nhấn mạnh tới sự sai lệch và thiếu chính xác được bức tranh mô tả. "Có rất nhiều điều sai trái trong bức tranh và thật khó để biết nên bắt đầu tìm hiểu như thế nào", bà Bruchac cho biết, "Họa sĩ vẽ bức tranh này rõ ràng đã chưa bao giờ nhìn thấy thứ ông ta thật sự muốn miêu tả".

Bạn có nhìn thấy người đàn ông đang cầm iPhone trong bức tranh được vẽ từ năm 1937 này?

Bức tranh của họa sĩ Romano có cả hình ảnh một phù thủy đang cưỡi chổi.

Trong khi dao và kiếm gập làm bằng sắt là một loại hàng hóa trao đổi phổ biến trong thế kỉ 16, bà Bruchac cho biết chúng thường có một cái lỗ ở trên thân để cho phép mở lưỡi kiếm ra nhanh hơn. Ngoài ra, một số điểm bất hợp lý khác trong bức tranh cũng đã được chỉ ra như chiếc thùng gỗ được người đàn ông ngồi lên không hề giống với những chiếc thùng gỗ đã được tìm thấy trong lịch sử, một người phụ nữ  ở bên cạnh Pynchon đang mặc trang phục không phải của người Anh và có cả hình ảnh của một phù thủy đang cưỡi chổi ở góc phải của bức tranh.

"Có thể nói rằng đó là bức tranh thể hiện trí tưởng tượng của một người họa sĩ về sự thống trị của người da trắng đối với thổ dân da đỏ bản địa", bà Bruchac cho biết, "Bức tranh không truyền tải bất cứ thông tin hữu ích và chính xác nào".

Tuy nhiên, khi nhìn vào người đàn ông trong bức tranh, bà Bruchac cũng thể phủ nhận được sự tương đồng với những người dùng smartphone ngày nay. "Có một sự giống nhau lạ thường trong cả cách cầm cũng như cách ông ta chú ý vào chiếc smartphone", bà Bruchac nói.

Thứ trên tay của người đàn ông là gì? Một thanh kiếm, một quyển sách truyền đạo, một tấm gương hay một chiếc iPhone trong tay của một người du hành thời gian.

Nó có thể là bất cứ thứ gì được chúng ta nghĩ tới. Kể cả khi bạn nghĩ đó là một chiếc điện thoại Android, không ai có thể nói là bạn sai được.

Nguyễn Long

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận