"Bán" thông tin để mặc đẹp, bạn dám không?

"Bán" thông tin để mặc đẹp, bạn dám không?

Cụ thể, theo CNN, các mẫu thiết kế được tạo ra dựa trên những dữ liệu thu thập được từ một ứng dụng mới sử dụng công cụ API Snapshot của Google, được cài đặt trên điện thoại thông minh (smartphone) chạy hệ điều hành Android.Ứng dụng sẽ xem xét vị trí, các hoạt động thể chất của người dùng lẫn điều kiện thời tiết bình thường khi họ ra ngoài. Sau khoảng một tuần thu thập dữ liệu, ứng dụng sẽ gửi các thông tin này thông qua một thuật toán đặc biệt để từ đó thiết kế ra một bộ trang phục tùy chỉnh và người dùng có thể đặt mua mẫu thiết kế này qua ứng dụng. Người dùng có thể tùy ý lựa chọn mọi thứ liên quan đến việc thiết kế: từ chất liệu, hình dáng, đường may, màu sắc... cho đến các chi tiết và phụ kiện đi kèm.

Ứng dụng di động, Mobile app, Google, hành vi người dùng, dữ liệu người dùng, Thời trang công nghệ, Thời trang thông minh, thiết kế trang phục, theo dõi hành vi,
Có đáng không, khi chúng ta đánh đổi thông tin cá nhân chỉ để có một bộ quần áo đẹp?

Ứng dụng trên hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm, dự kiến sẽ ra thị trường vào cuối năm nay. Trước mắt, những người tham gia thử nghiệm sẽ nhận được trang phục của mình vào tháng Ba tới.

Điều đáng nói là, việc theo dõi và thu thập hành vi người dùng giống như một con dao hai lưỡi mà người dùng cần cân nhắc. Câu chuyện đặt ra ở đây là sự tiến bộ của công nghệ mang đến những dịch vụ tiện ích cho con người.

Trước hết, chúng ta sẽ có cơ hội lựa chọn những bộ trang phục không chỉ vừa vặn, hợp thời trang mà còn rất có "gu" riêng theo phong cách sống của mỗi người. Nhưng đổi lại, ai sẽ là những khách hàng "dũng cảm" đánh đổi thông tin cá nhân (như lộ trình di chuyển, cách sử dụng thời gian cá nhân, thói quen chi tiêu, các hành vi thường ngày trên smartphone...) lấy những bộ quần áo đó? Liệu bạn có chắc một ngày nào đó các thông tin này không bị rò rỉ, đánh cắp hoặc bán cho một bên khác?

Đó là chưa kể đến việc ứng dụng này sẽ có những "biến thể" hoặc dẫn dắt người dùng đến những ứng dụng khác để tiếp tục sử dụng. Các hãng công nghệ thường cố tình thiết kế chức năng này. Ví dụ, Facebook có một Bảng Tin "vô đáy" khiến người dùng chỉ cần kéo chuột là sẽ bị giữ chân lại trên mạng xã hội này tiếp, Netflix tiếp tục chiếu tập phim tiếp theo sau 10 giây, Tinder sẽ gợi ý người dùng xem thêm một trang thông tin nữa để tìm người bạn đời lý tưởng, Youtube có chức năng phát tự động...

Ngoài ra, nhiều ứng dụng còn có những thông báo và lời nhắc – bạn bè đang “Like” ảnh, một người muốn kết bạn trên LinkedIn, một lời mời chờ phản hồi hay phần việc bạn đang xây dựng dở trong game đã hoàn tất.. Chìm trong dòng chảy đó, người dùng sẽ tự huyễn bản thân mà quên đi những trách nhiệm cá nhân khác của đời sống thực hoặc chi tiêu một cách "vô thức" cho những nhu cầu được-gợi-ý.

Và, trở lại với việc bị theo dõi hành vi sử dụng từ điện thoại di động, bạn có muốn đời tư của mình bị "phơi bày" trước những người chuyên nghiên cứu hành vi người dùng để tìm cách bắt bạn rút ví, nữa và hơn nữa??? ...

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận