Bạo lực trên Facebook Live kinh khủng hơn những gì báo chí đang phản ánh

Bạo lực trên Facebook Live kinh khủng hơn những gì báo chí đang phản ánh

Bạo lực trên Facebook Live kinh khủng hơn những gì báo chí đang phản ánh

BuzzFeed qua phân tích đã chỉ ra có 45 trường hợp bạo lực – bao gồm bắn người, cưỡng hiếp, giết người, lạm dụng trẻ em, tra tấn, tự tử và thử tự tử - đã được phát sóng qua Facebook Live kể từ khi tính năng được giới thiệu vào tháng 12/2015. Như vậy, trung bình cứ mỗi tháng lại có 2 vụ bạo lực được phát trực tiếp trên mạng xã hội lớn nhất thế giới.

Khi ấy, CEO Mark Zuckerberg gọi Live là nơi tuyệt vời để chia sẻ các nội dung thô và bản năng. Tuy nhiên, ngay từ khi khởi đầu cho đến nhiều tháng sau, nó ngày càng trở nên tăm tối. Video bắn nhau, giết người, tự tử và cưỡng hiếp bắt đầu xuất hiện trên Facebook một cách đáng báo động.

Chỉ vài tuần sau khi ra mắt, một phụ nữ tên Donesha Gantt đã dùng nó để quay trực tiếp tại Florida sau khi bị 3 người đàn ông bắn 5 phát bên ngoài cửa hàng đồ ăn nhanh. Vài tháng sau đó, một người đàn ông trực tiếp cảnh trong căn hộ tại Bangkok, dành 19 phút để quay cảnh chuẩn bị treo cổ từ quạt trần. Tháng 4/2017, 3 vụ bắn nhau được phát live qua Facebook chỉ trong 2 ngày. Đầu năm nay, 2 người tại Slovenia đánh đập dã man 1 người khác trong 20 phút trên Facebook Live. Nạn nhân sau đó đã chết vì bị thương nặng.

Dù mới hiện diện một thời gian rất ngắn, Facebook Live đã chiếu 3 cảnh giết người và 2 cảnh cưỡng hiếp. Facebook từ chối trả lời về số hành vi bạo lực đã được chiếu trên Live, đồng thời bình luận về vấn nạn bạo lực trên dịch vụ. Thay vào đó, công ty nhắc lại tuyên bố của Zuckerberg hồi tháng 5/2017 về việc tuyển thêm 3.000 người để đối phó với vấn đề này.

Một số nhà tội phạm học lo ngại phát sóng các cảnh bạo lực trên Facebook Live có thể dẫn đến việc những kẻ phạm tội xem đây như một phương tiện để thỏa mãn thú tính và vượt khỏi bộ lọc của truyền thông truyền thống. Jacqueline Helfgott, Chủ nhiệm khoa Tư pháp tội phạm tại Đại học Seattle, cho rằng nó giúp mọi người ngay lập tức trở nên nổi tiếng mà không cần “người gác cổng” và dễ gây nên hiệu ứng bắt chước.

Theo Ray Surette, Giáo sư tư pháp Đại học trung tâm Florida, các video càng nằm lâu trên mạng, chúng càng trở thành vấn đề lớn do tội phạm xem chúng là cách hữu hiệu để công khai hành động sai trái của chúng. “Có sự khác biệt về thời gian lưu lại. Càng ít người xem được nó, càng ít người xem nó là một hình mẫu”.

Facebook trước khi thông báo kế hoạch tuyển dụng thêm 3.000 người đã phản ứng chậm chạp một cách bất ngờ khi gỡ bỏ các video bạo lực. Chẳng hạn, cuối tháng 4 vừa qua, video một người bố Thái Lan giết con gái 11 tháng tuổi được lưu trên Facebook gần 24 tiếng.

Điều tệ hơn là không phải clip bạo lực, giết người nào trên Facebook Live cũng nhận được sự chú ý của giới truyền thông. Có một số trường hợp chỉ được báo chí địa phương đưa tin. Chẳng hạn, vụ bắn Donesha Gantt không lên kênh tin tức quốc gia.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận