Bộ TT&TT sẽ lập danh sách các kênh YouTube “sạch” để xử lý thông tin xấu độc

Bộ TT&TT sẽ lập danh sách các kênh YouTube “sạch” để xử lý thông tin xấu độc

Bộ TT&TT sẽ lập danh sách các kênh YouTube “sạch” để xử lý thông tin xấu độc

Ông Lê Quang Tự Do phát biểu tại Tọa đàm.

Phát biểu tại buổi Tọa đàm an toàn thương hiệu trong thời đại kinh tế số, chương trình Cafe ICT đầu tiên do Câu lạc bộ Nhà báo CNTT Việt Nam tổ chức ngày 30/1/2018, các nhà báo tham dự Tọa đàm đã quan tâm tới việc Bộ TT&TT Việt Nam có những biện pháp mạnh tay như thế nào để xử lý các thông tin độc hại trên mạng xã hội. Đây cũng là 1 trong 10 sự kiện ICT năm 2017 do CLB nhà báo CNTT Việt Nam bình chọn.  

Trước câu hỏi này ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cho hay, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử đã đưa ra một giải pháp dự kiến sẽ triển khai sau Tết nguyên đán, đó là Cục sẽ phân loại các kênh nội dung trên YouTube làm hai danh sách: trắng và đen. Danh sách trắng là các trang có nội dung sạch, các nhãn hãng có thể quảng cáo, còn danh sách đen là các trang có nội dung có nội dung xấu độc, các nhãn hàng không nên có quảng cáo xuất hiện.

Trước đây Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử đã có xác định danh sách đen các kênh YouTube có nội dung xấu độc. Nội dung trên YouTube không thể kiểm soát nổi do hàng ngày có tới hàng chục ngàn các clip mới đăng lên. Google gỡ bỏ hàng ngàn các video có nội dung xấu độc, nhưng chỉ trong thời gian ngắn sẽ xuất hiện hàng ngàn clip xấu độc khác.

Trên toàn cầu tính bình quân cứ 1 phút có 400.000 clip được đăng lên YouTube, toàn cầu có 350 triệu kênh YouTube để đăng tải clip, ở Việt Nam có 78.000 kênh YouTube của người Việt Nam, một tháng có khoảng 4 tỷ phút clip được đăng lên. Do đặc thù của mạng xã hội tất cả nội dung đều là hậu kiểm hết, bất cứ ai cũng có thể lập tài khoản và đăng bất cứ thứ gì lên. Với đặc điểm này công tác tiền kiểm không hi vọng kiểm soát nổi, công tác hậu kiểm luôn trong tình trạng quá tải. Do đó chỉ còn một cách phải lập ra danh sách kênh sạch được thiết lập từ những cá nhân, tổ chức có uy tín và có cam kết với Bộ TT&TT. Luật pháp hiện không bắt buộc người dùng mạng xã hội phải dùng tên thật, nếu không có cam kết với Bộ TT&TT họ có tâm lý muốn nói gì cũng được, muốn đăng gì cũng được. Khi có nhân thân rõ ràng thì họ sẽ phải cân nhắc khi đăng lên mạng xã hội.

Việc lập ra một danh sách các kênh YouTube sạch để khuyến khích những tổ chức, cá nhân muốn làm ăn đàng hoàng thì hãy đăng ký với Bộ TT&TT. Nhất là những ai muốn kiểm tiền từ sản xuất nội dung trên YouTube lâu dài. Hiện nay đội ngũ phát triển nội dung trên YouTube đang phát triển chóng mặt, họ kiếm được khá nhiều tiền, doanh thu của một nhóm sản xuất nội dung có khi lên tới vài triệu USD nhưng học không phải đóng thuế, không tuân thủ pháp luật.

Ông Do cũng cho hay, nhiều nhóm phát triển nội dung có sai phạm, sau khi làm việc với Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử họ mong muốn được làm ăn và kiếm tiền lâu dài và sẵn sàng tuân thủ pháp luật. Do đó, việc lập ra danh sách kênh sạch cho các nhà phát triển nội dung tự nguyện đăng ký với Bộ TT&TT để Bộ gửi danh sách này cho các đại lý quảng cáo, doanh nghiệp để họ quảng cáo lên đó. Việc quản lý các kênh YouTube trong nước sẽ tránh được hiện tượng quảng cáo trên các kênh xấu độc của các nhãn hàng. Công việc chuẩn bị cho giải pháp này đang được Cục tiến hành, Cục tin tưởng đây là giải pháp hiệu quả phòng chống thông tin xấu độc, giúp nhà nước thu thuế được từ những người làm nội dung trên YouTube.

Năm 2017 được Bộ TT&TT đánh giá là năm có bước chuyển biến mạnh mẽ đối với nhận thức của người dân và cơ quan quản lý nhà nước đối với công tác đấu tranh với thông tin xấu độc trên mạng xã hội, bảo vệ thương hiệu trên môi trường mạng.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận