Công nghệ hiện đại này giúp tiết kiệm cho thế giới 990 tỷ USD như thế nào?

Công nghệ hiện đại này giúp tiết kiệm cho thế giới 990 tỷ USD như thế nào?

Lãng phí thức ăn đang được các nhà khoa học coi như một vấn nạn toàn cầu. Khoảng 1,3 tỷ tấn thức ăn dành cho con người bị bỏ phí mỗi năm theo thống kê của tổ chức Nông Nghiệp Thực Phẩm của Mỹ .

Việc lãng phí thực phẩm hàng ngày cũng gây thiệt hại rất lớn cho các nền kinh tế. Theo ước tính của FAO thì các quốc gia phát triển với nền kinh tế công nghiệp hiện đại lãng phí tới 680 tỷ USD thực phẩm mỗi năm. Con số này tại các quốc gia đang phát triển là khoảng 310 tỷ USD. Như vậy, mỗi năm nền kinh tế thế giới chịu thiệt hại tới 990 tỷ USD chỉ từ vấn đề "nhỏ nhặt" như sự lãng phí thức ăn hàng ngày.

Công ty Winnow, đã có trụ sở tại các quốc gia U.K, Singapore, Trung Quốc, Các tiểu vương quốc Arab... đã phát triển một công nghệ mới giúp các nhà hàng giám sát và cắt giảm lượng thức ăn thừa sử dụng trong quá trình chế biến.

"Trong các khu bếp công nghiệp của nhà hàng, rất khó để giám sát về lượng thức ăn thừa." Mark Zornes, đồng sáng lập và CEO của công ty Winnow cho biết "Những khu bếp này hoạt động rất nhộn nhịp với cách vận hành phức tạp. Chúng tôi sẽ cung cấp giải pháp để giúp quản lý theo dõi được xem mình đang lãng phí thực phẩm ở khâu nào. Từ đó báo với bếp trưởng để thay đổi cách hoạt động tốt hơn."

Công nghệ hiện đại này giúp tiết kiệm cho thế giới 990 tỷ USD như thế nào? - Ảnh 1.

Hệ thống của Winnow hoạt động khá đơn giản, một thiết bị sẽ được đặt cạnh thùng rác kết nối với một máy tính bảng Winnow. Mỗi khi bỏ đổ thừa, đầu bếp sẽ lựa chọn thứ mà mình bỏ đi trên tablet và từ đó dữ liệu sẽ được ghi nhận lại. 

"Chúng tôi cung cấp dữ liệu khó có thể được tính toán nhất và từ đó cung cấp thông tin để các quản lý đưa ra quyết định của mình." Thorn cho biết.

Công nghệ này đã ngay lập tức tạo ra được sự ảnh hưởng nhất định với các gian bếp công nghiệp "Chúng tôi đã theo dõi và thấy rằng tại các gian bếp có lắp đặt hệ thống Winnow, người quản lý biết được lượng thức ăn thừa và từ đó có thể cắt giảm các loại nguyên liệu bị hao phí đi một nửa so với trước đây."  Điều này đồng nghĩa với việc có thể cắt giảm được chi phí mua thực phẩm từ 3-8%.

Tuy vậy nhưng có một câu hỏi được đặt ra, đó là công việc tại các bếp ăn công nghiệp diễn ra rất bận rộn, liệu các đầu bếp có đủ thời gian để thực hiện thêm một thao tác trước khi bỏ đồ ăn thừa đi như vậy hay không?

"Chúng tôi tập trung vào hệ thống và khiến nó trở nên đơn giản nhất có thể, tổng cộng thời gian mỗi nhân viên sử dụng hệ thống chỉ là vài phút mỗi ngày. Nếu so sánh với thời gian tiết kiệm được sau này khi họ không phải chuẩn bị thêm lượng đồ ăn thừa đó, bạn sẽ thấy chúng tương đương nhau. Và cuối cùng thì công việc tại các gian bếp này sẽ được tối ưu hóa và tất nhiên là năng suất, hiệu quả sẽ được tăng lên." 

Theo Trí Thức Trẻ

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận