Dấu ấn Marvel Studios trong bom tấn Spiderman:Homecoming

Dấu ấn Marvel Studios trong bom tấn Spiderman:Homecoming

Sau nhiều năm bán nhân vật người nhện cho Sony, trong lần đầu tiên làm một bộ phim trọn vẹn dài hơn 130 phút về đứa con tinh thần nổi tiếng của mình, Marvel Studios đã tạo nên sự khác biệt cho siêu anh hùng Spider-Man trong mắt tất cả chúng ta.

Cây viết David Betancourt trong một bài viết gần đây trên Washington Post, cho rằng đem lại sức hút cho người nhện trong lần "lên sóng" thứ 6 không phải là chuyện dễ dàng. Trong lần hợp tác mới này giữa Marvel Studios và Sony, bộ phim nhượng quyền minh họa siêu anh hùng nổi tiếng nhất được xem là đã thành công.

Nói riêng với nhiều fan hâm mộ người nhện, việc Marvel Studios kết nối thành công các siêu anh hùng của mình vào MCU như trong "Captain America: Civil War" và tập phim mới là sự kết liễu các phiên bản phim nhượng quyền do Sony độc quyền sản xuất. Không phải Sony mà chính là Marvel đã tạo ra cảm giác hợp lý 100% khi để người hùng giỏi leo tường của chúng ta ở gần những người anh em Avenger.

Dấu ấn Marvel Studios trong bom tấn Spiderman:Homecoming

Vui nhộn, hài hước với những rung động trái tim nhẹ nhàng, đầy chất teen khác hẳn các bộ phim người nhện trước đây, Spider-man: Homecoming (Trở về nhà) vừa ra mắt khán giả thế giới ngày 7/7 giờ đây sẽ là chuẩn mực cho các dự án phim người nhện thời trẻ đang tái khởi động (Spidey-movie, đặt theo tên series truyện tranh cùng chủ đề của Marvel Comics).

Xây dựng hình ảnh người nhện thời niên thiếu trẻ trung, vui nhộn

Sự khác biệt đầu tiên mà Marvel Studios xây dựng là đưa người hùng trở về tuổi mới lớn, thời kỳ bắt đầu có sức mạnh siêu nhiên và chọn ngôi sao trẻ Tom Holland làm diễn viên chính.

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên người nhện hay Peter Parker thời tuổi trẻ được lên phim, nhưng đây là lần đầu tiên người nhện thời niên thiếu được khắc họa chân thật đến vậy. Thật đáng kinh ngạc là việc chọn Tom Holland rất có ý nghĩa vì anh chỉ vừa qua tuổi ô mai (sinh nhật thứ 21 của Holland đã qua hồi tháng 6). Đó là lợi thế của Holland so với Tobey Maguire đã 27 tuổi trong lần xuất hiện đầu tiên trên Spider-Man năm 2002, còn Andrew Garfield khi tham gia Amazing Spider-Man 2012 đã 28 tuổi.

Dấu ấn Marvel Studios trong bom tấn Spiderman:Homecoming

Ngôi sao trẻ Tom Holland đã góp phần vào thành công của tập phim mới về người nhện thời niên thiếu hồn nhiên, tươi trẻ (Ảnh: Sony)

Spider-man: Homecoming chịu ảnh hưởng lớn từ thời kỳ đầu trong tập truyện Ultimate Spider-Man của các họa sĩ Mark Bagley và nhà văn Brian Michael Bendis (Marvel phát hành). Tiêu biểu là cách người nhện của Holland cảm thấy vui như trúng số khi phát hiện ra năng lực người nhện, rồi cách anh phấn khích quá mức trong các video selfie gợi nhớ lại thời kỳ anh sát cánh cùng Avengers trongCaptain America: Civil War. Và cả lúc anh nhận ra người nhện rất tuyệt vời trong suy nghĩ của cô bạn gái Liz Allan.

Dấu ấn Marvel Studios trong bom tấn Spiderman:Homecoming

(Ảnh: Twitter)

Sự phấn khích của tuổi trẻ nhưng thiếu kinh nghiệm siêu anh hùng đã dẫn người nhện tới một loại sai lầm và các bài học từ mentor người sắt (Tony Stark), ngôi sao khách mời đặc biệt do Robert Downey Jr. thể hiện. Người sắt là người mà chàng trai trẻ Peter Parker quyết tâm gây ấn tượng trong nỗ lực trở thành một Avenger hết lòng vì sự nghiệp anh hùng.

Để các siêu anh hùng khẳng định thương hiệu Marvel Studios

Khác biệt thứ hai là sự có mặt của Downey, ngôi sao mà các hành tinh phim khác của Marvel Studios xoay quanh. Downey không chiếm lĩnh sân khấu mà chỉ xuất hiện vừa đủ để nhắc bạn nhớ rằng "Trở về nhà" thật sự là một tác phẩm của Marvel Studios.

Ngoài Downey, còn một tài từ gạo cội chuyên trị phim siêu anh hùng xuất hiện trong "Trở về nhà". Đó là Michael Keaton, Người dơi của cả một thế hệ các bạn trẻ sinh vào thập niên 80 của thế kỷ 20. Keaton vào vai Adrian Tommes, người đã dùng các kỹ thuật kỳ lạ còn sót lại sau các trận chiến của Avengers để trở thành Vulture và tạo ra thị trường buôn bán siêu vũ khí chợ đen.

Vulture của Keaton chỉ là một tên tội phạm bất đắc dĩ. Ông đã làm những gì mình phải làm để giúp các đồng đội trung thành vượt qua những giai đoạn khó khăn. Ông là mẫu người không ngại xắn tay áo lên và sẵn sàng giết người nếu điều đó cần cho công việc. Tính cách này đã đặt ông vào thế đối đầu trực tiếp với người nhện vốn tin rằng một suất thành viên vĩnh viễn của Avenger chắc chắn sẽ thuộc về anh nếu anh hạ gục được Vulture.

Dấu ấn Marvel Studios trong bom tấn Spiderman:Homecoming

Vulture, đối thủ chính bất đắc dĩ của người nhện trong Spider-man: Homecoming (Ảnh: Sony)

Một ông già đang mong mỏi một chiến thắng lớn nữa chống lại một đứa trẻ vẫn đang loay hoay hình dung mình có thể trở thành loại anh hùng nào, đây là trận chiến người hùng-tội phạm hay nhất trong phim Người nhện kể từ tiến sĩ Bạch Tuộc của Alfred Molina trong Spider-Man 2.

Thêm tiếng cười bằng hot mom

Trong tập này không có cái chết của chú Ben và thời kỳ để tang mà chúng ta đã thấy quá đủ trong các tập trước. Thay vào đó, Peter phải ‘chịu đựng" một điều không vui vẻ gì với các cô cậu tuổi teen, đó là "hội chứng hot mom"-một trào lưu đang nổi trên thế giới của các bà mẹ muốn khẳng định cá tính và phong cách riêng về thời trang, ngoại hình... Hot mom của Peter không ai khác chính là dì May (Marisa Tomei), người mà mọi nhân vật trên phim, từ người sắt tới nhân viên phục vụ nhà hàng đều biết bà "hot" tới mức nào.

Dấu ấn Marvel Studios trong bom tấn Spiderman:Homecoming

(Ảnh: Yahoo)

Để người hùng biểu cảm qua ánh mắt

Chưa dừng ở việc thay đổi cách kể chuyện, Marvel Studios còn tạo dấu ấn độc đáo cho thiết kế Người nhện của họ bằng thủ thuật biểu cảm qua mỗi cú mở mắt và nhắm mắt của siêu nhân. Kỹ thuật hiện đại thay cho chiếc mũ trong nghệ thuật truyện tranh Người nhện của những năm 1960 - 1970 này quả là một tác động hoàn hảo đến trái tim khán giả. Các cô gái không thể không xao xuyến đến run người mỗi lần chàng người nhện của Holland chớp mắt.

Dấu ấn Marvel Studios trong bom tấn Spiderman:Homecoming

Ánh mắt của người nhện vẫn biểu lộ cảm xúc dù đeo chiếc mặt nạ che hết cả khuôn mặt (Ảnh: Sony)

Nhược điểm duy nhất của "Trở về nhà" là các trailer trước phim lại để lộ hầu như mọi phần quan trọng trong phim, từ cảnh Peter và bạn học, chuyến thực địa ở Washington cho đến cuộc gặp với người sắt. Để bù lại, bộ phim chính đã đem lại nhiều bất ngờ khiến chúng ta chỉ biết im lặng, không thể thốt lên lời nào để không phá hỏng những khoảnh khắc tột cùng cảm xúc như thế.

Điều tốt là "Trở về nhà" chỉ là bộ phim mở màn cho những điều chúng ta luôn luôn mong chờ từ Marvel Studios. Sau tập này sẽ là các dự án tái khởi động khác như các phần tiếp theo của Homecoming và Avengers ra mắt vào 2018 và 2019 theo kế hoạch của Marvel Studios. Như vậy, chúng ta vẫn có cơ hội tiếp tục gặp lại người nhện trong Vũ trụ Điện ảnh Marvel (Marvel Cinematic Universe-MCU), vũ trụ các siêu anh hùng lấy cảm hứng từ các bộ tranh truyện của Marvel Comics.

Steve Trần

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận