Đây là cách Facebook, Instagram hay Tinder dụ dỗ bạn dùng mãi không chán

Đây là cách Facebook, Instagram hay Tinder dụ dỗ bạn dùng mãi không chán

Đằng sau các ứng dụng, dịch vụ thành công đều là rất nhiều chiến lược, thủ thuật nhằm "dụ dỗ" sự chú ý của người dùng. Mọi thứ không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào việc bạn có thời gian rảnh và bạn tự tìm đến ứng dụng để "giải khuây".

Instagram gửi trên dưới một chục thông báo mỗi tuần và dùng "Stories" để thu hút người dùng

Đây là cách Facebook, Instagram hay Tinder dụ dỗ bạn dùng mãi không chán - Ảnh 1.

Có rất nhiều lý do giải thích cho việc tại sao Instagram lại gây "nghiện": sự tự nhiên của sở thích chụp hình, quay video, những bộ lọc màu đẹp mắt hay động lực xây dựng một mạng lưới xã hội của người dùng. Tuy nhiên, Instagram cũng có những chiến thuật riêng để khiến bạn không thể rời mắt khỏi ứng dụng này.

Nếu cho phép tính năng đẩy thông báo (push notification) trên Instagram, nhiều khả năng thỉnh thoảng bạn sẽ nhận được các thông báo về khá nhiều nội dung: ai đó mới đăng Story lần đầu trên Instagram, một người bạn trên Facebook mới tham gia Instagram hay một người bạn theo dõi đang phát trực tiếp.

Người dùng hoàn toàn có thể tùy chỉnh và giới hạn nội dung thông báo. Tuy nhiên, bạn sẽ mất khá nhiều thời gian "đào sâu" vào các tùy chọn thiết lập bên trong ứng dụng để làm được điều này và ở chế độ mặc định, Instagram sẽ gửi thông báo về tất cả mọi thứ.

Theo một nghiên cứu từ công ty phân tích di động Urban Airship, gửi thông báo tới người dùng giúp tỷ lệ duy trì người dùng cao gấp đôi trên iOS và cao gấp tới sáu lần trên Android.

"Thông báo tự đẩy là yếu tố hàng đầu trong chiến lược của Instagram," Randy Nelson, một nhà phân tích ứng dụng đang làm việc tại Sensor Tower chia sẻ. "Chúng nói thẳng với người dùng rằng, ‘Này, hãy quay lại với ứng dụng đi.’ Đó là điều những ứng dụng như Instagram công khai thực hiện và là một phần không thể tách rời trong việc tái tương tác với người dùng," chuyên gia này nói thêm.

Đây là cách Facebook, Instagram hay Tinder dụ dỗ bạn dùng mãi không chán - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, Instagram còn có chiến lược thu hút sự chú ý của người dùng thông qua Instagram Stories.

Khi được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 8 năm 2016, Instagram Stories bị coi là một phiên bản nhái lại tính năng Stories của Snapchat. Thế nhưng tính năng của Instagram đã "đè bẹp" người anh em này chỉ trong một năm và không khó để có thể thấy lý do vì sao.

Instagram Stories có các bộ lọc (filter) khuôn mặt vui nhộn, các hiệu ứng hoạt hình và sticker có thể tùy chỉnh theo vị trí hay nhiệt độ hiện tại nơi bạn sống. Instagram cũng khích người dùng xem Instagram Stories nhiều nhất có thể và khiến nó gây nghiện hơn bao giờ hết. Nó là thứ đầu tiên bạn nhìn thấy khi mở ứng dụng và thỉnh thoảng khi đang lướt các hình ảnh của bạn bè, Instagram lại hiển thị lại Instagram Stories để thôi thúc người dùng xem nó.

Không dừng lại ở đây, một khi đã mở Stories, người dùng sẽ được tự động chuyển sang Stories của người tiếp theo mà không cần rời khỏi giao diện. Nếu không lướt tay thủ công hoặc nhấn "X" để đóng Stories, nhiều khả năng bạn sẽ dành cả phút để xem hết các nội dung hiện có.

Facebook tận dụng lợi thế là một trong những ứng dụng được dùng nhiều nhất trên thế giới.

Đây là cách Facebook, Instagram hay Tinder dụ dỗ bạn dùng mãi không chán - Ảnh 3.

Instagram thuộc sở hữu của Facebook, vì thế không có gì ngạc nhiên khi hai ứng dụng này sử dụng các "chiến thuật" thu hút người dùng tương tự nhau. Việc Facebook luôn nằm trong top các ứng dụng hàng đầu trên App Store tại nhiều quốc gia cho thấy "chiến thuật" này cực kì hiệu quả.

Ngoài ra, Facebook còn có lợi thế lớn khi nó giúp người dùng đăng nhập vào nhiều ứng dụng khác. Thay vì phải tạo một tài khoản mới cho mỗi ứng dụng, người dùng có thể sử dụng Facebook để liên kết chỉ trong một tích tắt. Bằng cách này, việc có tài khoản Facebook lại được coi là một "tính năng" tiện lợi cho tất cả mọi người.

Đây là cách Facebook, Instagram hay Tinder dụ dỗ bạn dùng mãi không chán - Ảnh 4.

Vài năm trở lại đây, Facebook còn tận dụng lợi thế là một cuốn nhật kí cuộc đời của người dùng. Tính năng Memories theo đó theo dõi hoạt động hàng ngày của bạn trên mạng xã hội này kể từ khi bắt đầu sử dụng cho tới nay – và đối với không ít người, con số này có thể lên tới 10 năm. Nếu để ý, mỗi buổi sáng Facebook sẽ gửi thông báo nhắc bạn xem lại kỉ niệm "ngày này năm xưa", thúc đẩy người dùng mở ứng dụng.

Facebook cũng theo dõi ngày sinh nhật của bạn bè và những ngày kỉ niệm giữa hai người để tạo ra các đoạn video thú vị, thúc đẩy người dùng chia sẻ. Nói chung, dù bằng cách này hay cách kia, Facebook cũng đang tự định vị mình vượt xa vai trò một ứng dụng mạng xã hội, nó trở thành một cách để bạn quản lý đời sống xã hội của mình.

Tinder biến chuyện tìm kiếm tình yêu thành một trò chơi.

Đây là cách Facebook, Instagram hay Tinder dụ dỗ bạn dùng mãi không chán - Ảnh 5.

Là một ứng dụng hẹn hò nhưng Tinder lại học hỏi nhiều gợi ý từ thế giới trò chơi trên smartphone. Cơ chế tương tác đơn giản lướt sang trái nếu bạn không thích một người và lướt tay sang phải nếu bạn thích người đó khiến người dùng cảm giác như đang chơi một trò chơi và tương tác không biết chán.

Tinder tận dụng một hiệu ứng tâm lý gọi là thời hạn tỷ lệ biến đổi (variable ratio schedule), vốn vẫn được xem là một hiệu ứng tâm lý khiến những người ham mê bài bạc không thể dứt ra nổi. Tận dụng tâm lý này, Tinder khiến người dùng tiếp tục lướt tay bởi họ luôn có suy nghĩ rằng có thể chỉ cần một lần lướt tay nữa thôi sẽ tìm thấy người phù hợp với mình.

Lướt tay gây nghiện đến mức Tinder chỉ cho phép người dùng lướt tay sang phải một số lần giới hạn trong ngày. Để lướt tay nhiều hơn bạn có thể phải trả phí. Trong một bài viết trên tờ Washington Post, Jeanette Purvis – một nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ ngành tâm lý học tại Đại học Hawaii, thậm chí so sánh việc dùng Tinder cũng mang lại trải nghiệm tương tự như nghiện thuốc.

Snapchat dùng Snapstreak để gây nghiện người dùng

Đây là cách Facebook, Instagram hay Tinder dụ dỗ bạn dùng mãi không chán - Ảnh 6.

Bất kì ai dùng Snapchat cũng biết đến tầm quan trọng của "Snapstreaks". Theo đó "streak" là một bộ đếm trong đó đếm số ngày liên tiếp bạn và một người bạn đã gửi Snap cho nhau. Nếu bạn không tương tác với một người trong vòng 24 giờ, "streak" sẽ kết thúc. Đặc biệt với giới trẻ, "streak" là một vấn đề vô cùng quan trọng trong việc dùng Snapchat và có thể là trong cả đời sống xã hội của họ.

Không có bất kì một phần thưởng nào cho việc giữ "streak" càng dài càng tốt. Tuy nhiên, với nhiều người, việc giữ "streak" như thể một điều nên làm cho mối quan hệ của họ. Với "streak", Snapchat đã tận dụng hiệu ứng tâm lý FOMO (fear of missing out, tạm dịch: sợ bỏ qua một điều gì đó) – nếu để "streak" kết thúc, bạn sẽ bỏ qua một cơ hội được "chém gió" với bạn bè về độ dài "streak" của mình.

Đây là cách Facebook, Instagram hay Tinder dụ dỗ bạn dùng mãi không chán - Ảnh 7.

Dù vậy, "streak" không phải tính năng duy nhất Snapchat sử dụng trong chiến thuật lôi kéo người dùng. Snapchat là tác giả ban đầu của tính năng Stories và là ứng dụng giới thiệu các bộ lọc cho khuôn mặt tới người dùng. Snapchat cũng giới thiệu, tích hợp emoji đời thực Bitmoji vào bên trong ứng dụng này. Điều này có nghĩa là khi dùng Snapchat, người dùng có thể tạo ra các avatar thể hiện đúng ngoại hình của mình và tương tác với nó bằng công nghệ thực tế mô phỏng, khiến emoji xuất hiện trong đời sống thực.

Mang tính cá nhân hóa cao, Bitmoji mang lại sự thỏa mãn cao hơn các emoji thông thường.

Twitter sử dụng hiệu ứng tâm lý, tương tự như hiệu ứng khi một người chơi bài bạc, để dụ dỗ người dùng.

Đây là cách Facebook, Instagram hay Tinder dụ dỗ bạn dùng mãi không chán - Ảnh 8.

Tương tự Tinder, Twitter cũng tận dụng hiệu ứng tâm lý gọi là thời hạn tỷ lệ biến đổi (variable ratio schedule), giống như khi ai đó chơi bài bạc. Hiểu một cách đơn giản, một "phần thưởng" là có thật nhưng sẽ đến vào nhiều thời điểm tách biệt, ngẫu nhiên. Vì thế, người chơi không biết được "vận may" của mình sẽ tới khi nào và sẽ tiếp tục chơi với suy nghĩ "chỉ một lần nữa thôi".

Khi người dùng kéo giao diện người dùng trong Twitter xuống, một "bánh xe quay vòng" sẽ xuất hiện ám chỉ Twitter đang tải thêm nội dung. Bạn sẽ không biết sẽ nhận được nội dung gì nhưng trong suy nghĩ thì lại thầm mong một điều gì đó mới mẻ và hấp dẫn. Đôi khi bạn được toại nguyện, nhưng đôi khi thì không.

Đây là cách Facebook, Instagram hay Tinder dụ dỗ bạn dùng mãi không chán - Ảnh 9.

"Chiến lược" nói trên cũng được Twitter áp dụng trong nhiều trường hợp khác. Ví dụ, mỗi khi mở ứng dụng Twitter, màn hình sẽ hiểu thị nền xanh cùng logo chú chim trong một khoảng thời gian trước khi hiển thị nội dung trên feed. Nhiều người có thể cho rằng màn hình này hiển thị có thể là do kết nối Internet chậm, Twitter đang quá tải hay điện thoại quá "cùi bắp". Tuy nhiên điều này không đúng bởi nó luôn hiện ra cho dù bạn dùng máy nào, kết nối mạng nhanh hay chậm ra sao.

Độ trễ chờ đợi chỉ kéo dài vài giây này khiến bạn cảm thấy háo hức hơn. Bạn có thể sẽ được "thưởng" những dòng tweet mới tinh hay lại là những nội dung mình đã xem từ hôm qua. Người dùng không biết điều gì mình nhận được, vì thế sẽ tiếp tục quay trở lại để nhận được nhiều hơn.

Cha đẻ một trong những đồng tiền số lớn nhất khẳng định hầu hết tiền ảo đều vô giá trị

Theo Trí Thức Trẻ

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận