Đây là những nguyên nhân tử vong “phổ biến" nhất thế giới

Đây là những nguyên nhân tử vong “phổ biến" nhất thế giới

Ngày nay, tuổi thọ trung bình của con người trên thế giới đang ngày càng tăng lên. Đây là điều đáng mừng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa chúng ta có thể bỏ qua việc nghiên cứu về tỷ lệ tử vong của dân số thế giới.

Theo thống kê của một báo cáo gần đây, trong khi tỷ lệ tử vong bởi bệnh truyền nhiễm và sinh non đang giảm rõ rệt nhờ sự tiến bộ của y tế và công nghệ, thì tỷ lệ tử vong do bệnh tim, do xung đột và khủng bố lại có chiều hướng tăng lên.

Theo Live Sciences, báo cáo mang tên Nghiên cứu về Bênh tật Toàn cầu này đã kiểm định tình trạng sức khỏe trên toàn thế giới bằng cách ước lượng tuổi thọ trung bình cũng như số người chết, số người bệnh và số người bị thương từ hơn hơn 300 nguyên nhân khác nhau.

Đây là những nguyên nhân tử vong “phổ biến nhất thế giới

Nguồn ảnh: Sergey Nivens/Shutterstock

Theo cáo cáo, ngày nay, tuổi thọ trung bình trên toàn thế giới là 72,5 tuổi (cụ thể: 75,3 tuổi đối với nữ giới và 69,8 tuổi đối với nam giới). Mức tuổi thọ này đã tăng lên khá nhiều so với tuổi thọ trung bình năm 1990 (65,1 tuổi) và năm 1970 (58,4 tuổi). Nhật Bản là nước có tuổi thọ trung bình cao nhất vào năm 2016, ở mức 83,9 tuổi, trong khi đó Cộng hòa Trung Phi lại là nước có tuổi thọ trung bình thấp nhất (50.2 tuổi).

Nhìn chung, cả thế giới có tổng cộng khoảng 54,7 triệu trường hợp tử vong vào năm 2016. Gần 3/4 (72,3%) trường hợp tử vong là từ các bệnh không lây nhiễm, lan truyền từ người sang người, bao gồm bệnh về tim mạch, đột quỵ và ung thư.

Trong năm 2016, chỉ có khoảng 19% trường hợp tử vong là do các bệnh truyền nhiễm, các bệnh truyền từ mẹ sang con (diễn ra khi đang mang thai hoặc sinh nở), bệnh sơ sinh (các bệnh xảy ra trong giai đoạn sơ sinh của trẻ nhỏ), và các bệnh về dinh dưỡng (ví dụ như bệnh suy dinh dưỡng); khoảng 8% số trường hợp tử vong do thương tích.

Trong vòng 10 năm, từ năm 2006 cho đến năm 2016, tổng số các trường hợp tử vong do các bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền từ mẹ sang con, bệnh sơ sinh và bệnh về dinh dưỡng (gọi chung là các bệnh CMNN) đã giảm gần 24%. Đặc biệt, các trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp hoặc các biến chứng do các bệnh sơ sinh cũng giảm mạnh. Vào năm 2016, và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong giảm xuống còn chưa đầy 5 triệu trường hợp. Trước đó, con số này khá cao (11 triệu trường hợp vào năm 1990 và 16.4 triệu trường hợp vào năm 1970 – theo bản báo cáo). Các trường hợp tử vong do HIV/ AIDS ở cả trẻ em và người lớn cũng giảm đáng kể - giảm khoảng 46% so với năm 2006, và các trường hợp tử vong do bệnh sốt rét đã giảm 26% so với năm 20016.

Tuy vậy, số các trường hợp tử vong do các bệnh không truyền nhiễm lại tăng lên 16% từ năm 2006 cho đến năm 2016. Điều này có nghĩa có thêm khoảng 5.5 triệu trường hợp tử vong có nguyên nhân từ các bệnh không truyền nhiễm so với 10 năm về trước. Bệnh tim là nguyên nhân "hàng đầu" gây ra tử vong, khiến gần 9.5 triệu người chết vào năm 2016, tăng 19% so với năm 2006. Bệnh tiểu đường cũng là một nguyên nhân đáng chú ý. Số người chết vì bệnh tiểu đường đã "đạt" con số 1,4 triệu người vào năm 2016, tăng thêm 31% so với năm 2006.

Mặc dù số người chết (tính trên tổng số trường hợp tử vong trên toàn thế giới) do các bệnh không truyền nhiễm giảm so với năm 2006, nhưng nó không giảm mạnh như các bệnh CMNN. Theo bản báo cáo, trong giai đoạn 10 năm này, số lượng người tử vong bởi các bệnh CMNN giảm 32%, trong khi số người tử vong do các bệnh không truyền nhiễm chỉ giảm 12%.

Trong số ra ngày 14/9 của tạp chí The Lancet, các nhà nghiên cứu viết "Biểu đồ về sức khỏe toàn cầu đang thay đổi rõ rệt, với việc các trường hợp tử vong do các bệnh CMNN giảm nhanh hơn so với các bệnh & thương tích khác". Mặc dù sự giảm xuống của các trường hợp tử vong do các bệnh CMNN là rất đáng "hoan nghênh", nhưng bên cạnh đó, chúng ta cần ưu tiên tập trung nhiều hơn nữa về các chính sách để giảm thiểu các bệnh không truyền nhiễm "đang gây tử vong đáng kể ở cả người lớn tuổi, trung niên và thanh, thiếu niên" – các nhà nghiên cứu cho biết.

Thêm nữa, so với năm 2006, số các trường hợp tử vong do xung đột & khủng bố gia tăng một cách đáng lo ngại. Con số tử vong thống kê được là 150.500 người vào năm 2016 – tăng 143% so với năm 2006. Đây là một con số vô cùng khủng khiếp. Các nhà khoa học cho biết, phần lớn số lượng tử vong này là kết quả của các cuộc xung đột ở Bắc Phi và Trung Đông.

Các nhà nghiên cứu củng chỉ ra tỷ lệ tử vong do việc sử dụng thuốc giảm đau nhóm opioid, sử dụng ma túy hoặc chất kích thích dạng amphetamine và việc sử dụng thuốc không đúng cách ở một số địa phương cũng tăng lên đáng kể, đặc biệt ở các quốc gia có thu nhập bình quân cao. Cũng theo báo cáo, có 1,1 tỷ người trên toàn thế giới mắc một số loại bệnh về tâm thần hoặc rối loạn sử dụng chất gây nghiện.

Tiến sỹ Christopher Muray – đồng tác giả của nghiên cứu và là giám đốc của Viện đánh giá và nghiên cứu y tế (Institute for Health Metrics and Evaluation - IHME) tại Đại học Washington ở Seattle – cho biết: "Những phát hiện của chúng tôi cho thấy con người đang ngày càng sống lâu hơn, và, trong thập kỷ vừa qua, chúng ta đã chứng kiến những tiến bộ rõ rệt trong việc giảm tỷ lệ tử vong có nguyên nhân từ một số bệnh nguy hiểm bậc nhất thế giới, ví dụ như bệnh sốt rét ở trẻ dưới 5 tuổi". Ông nói thêm: "Tuy nhiên, mặc dù đã có những tiến bộ đáng mừng như vậy, hiện chúng ta lại đang phải đối mặt với "bộ ba vấn đề" đang xuất hiện tại nhiều quốc gia và cộng đồng, mang tên Béo phì, Xung đột và Bệnh tâm thần, bao gồm cả bệnh do rối loạn sử dụng chất gây nghiện".

Nghiên cứu được điều phối bởi IHME và thu hút sự tham gia của hơn 2.500 cộng sự đến từ 130 quốc gia & vùng lãnh thổ.

Anh Cao

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận