Đến thăm cửa hàng tự phục vụ đầu tiên ở Hà Nội

Đến thăm cửa hàng tự phục vụ đầu tiên ở Hà Nội

Những người đi ngang qua đường Nguyễn Văn Cừ, Hà Nội, có lẽ không thể không để ý đến một cửa hàng nhỏ nằm dưới bóng cây phượng với tấm biển màu chocolate và phần sân thượng có thiết kế bắt mắt.

Để thu hút sự chú ý của khách hàng, nhiều cửa hàng hiện nay chọn cách thuê nhân viên chèo kéo khách đi đường, hoặc phát tờ rơi. Tuy nhiên, ở Mama Fanbox thì ngược lại, không có nhân viên nào xuất hiện để bán hàng hay trò chuyện với khách. Mama Fanbox là tên của một chuỗi cửa hàng không nhân viên, một mô hình kinh doanh vẫn còn rất mới mẻ ở Việt Nam.

Đến thăm cửa hàng tự phục vụ đầu tiên ở Hà Nội

Mama Fanbox, cửa hàng không nhân viên, nơi bán hàng bằng "niềm tin"

Theo chân Phí Thùy Linh, một cô gái 22 tuổi sống tại khu vực Hoàn Kiếm, tôi tới trải nghiệm mô hình cửa hàng tự động này tại địa chỉ số 246 phố Nguyễn Văn Cừ, Hà Nội. Sau khi bấm chuông cửa, chúng tôi nán lại một chút để chờ cánh cửa trước mặt từ từ mở ra."Chỉ cần làm theo các hướng dẫn dán ở ngoài cửa và bạn sẽ ở trong cửa hàng sau vài giây", Linh chỉ cho tôi thấy những tấm decal nhiều màu sắc của Mama Fanbox.

Đến thăm cửa hàng tự phục vụ đầu tiên ở Hà Nội

Cô gái trẻ nhanh chóng đi tới chiếc tủ lạnh ở góc phòng và mở lấy ra 2 chai hồng trà và 1 hộp chocolate tươi. Mang chúng đến quầy tính tiền, cô sử dụng máy quét mã vạch để đọc QR code trên sản phẩm và lấy hóa đơn thanh toán được in ra sau vài giây. "Bây giờ tôi sẽ để tiền vào túi nilong và nhét vào khe này", Linh nói và hoàn tất quá trình thanh toán.

Đến thăm cửa hàng tự phục vụ đầu tiên ở Hà Nội

Đây là nơi khách hàng tiến hành thanh toán

Không có nhân viên phục vụ, chỉ bằng các camera giám sát và hỗ trợ khách hàng qua hệ thống loa, anh Đào Khánh Hiệp, chủ nhân của chuỗi cửa hàng Mama Fanbox thừa nhận rằng anh không hoàn toàn chắc chắn rằng tất cả khách hàng sẽ thanh toán hoá đơn trước khi họ rời đi. Và cũng không có gì đảm bảo tất cả các hóa đơn đã được thanh toán đầy đủ. "Fanbox hoạt động dựa rất nhiều vào thiện chí của người mua sắm", người đàn ông 34 tuổi nói và nở một nụ cười tự tin.

Năm 2007, trong chuyến làm việc 6 tháng tại đất nước Nhật Bản, Hiệp đã được đọc một số bài báo về các cửa hàng không có người quản lý gọi là "mini shop". Ban ngày chủ cửa hàng vẫn đến công sở làm việc bình thường, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, sản phẩm được đóng gói, dán giá và có thùng tiền để bên cạnh. Khách hàng chỉ việc lựa chọn rồi bỏ tiền vào thùng. Cuối giờ, trên đường đi làm về, người chủ sẽ ghé qua thu tiền.

"Mình nhận thấy như thế thì hiệu suất nâng gấp đôi, người ta vừa có thể bán hàng nhưng vẫn làm được nhiều việc khác. Mình bắt đầu nghĩ rằng tại sao không thử áp dụng mô hình này ở Việt Nam", anh Đào Khánh Hiệp cho hay. Vào thời điểm đó, nhiều bạn bè của anh đều cho rằng ý tưởng về cửa hàng dựa vào niềm tin của khách hàng chỉ có thể được triển khai (và kiếm lời) ở những nước phát triển, nhưng Hiệp vẫn quả quyết rằng điều đó hoàn toàn có thể làm được ở Việt Nam, nơi mà GDP bình quân đầu người chỉ đạt 2.185 USD (49,6 triệu đồng, năm 2016).

"Mức thu nhập của người dân không cho thấy sự trung thực của họ. Nếu tôi mong đợi khách hàng của mình cư xử đúng mực, trước tiên tôi cần phải tin tưởng họ", chủ nhân của Mama Fanbox nhấn mạnh.

Đến thăm cửa hàng tự phục vụ đầu tiên ở Hà Nội

Anh Đào Khánh Hiệp, người sáng lập mô hình Mama Fanbox

Và thế là giữa năm 2016, Hiệp chính thức đưa vào vận hành cửa hàng Mama Fanbox đầu tiên với diện tích khoảng 20 mét vuông.Cửa hàng nhỏ, nằm trên đường Liễu Giai, lúc đó là nơi duy nhất bán hàng kiểu tự động ở Hà Nội. Đứa con tinh thần của anh là một món lạ giữa lòng Hà Nội vì nó không chỉ gây tò mò bởi hình thức bán hàng tự phục vụ mà còn bởi đó là nơi thử thách lòng trung thực của khách hàng.

Và từ đó, liên tiếp những cửa hàng Mama Fanbox được mở cửa nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng. Thành viên thứ tư và mới nhất của gia đình Fanbox, nằm tại số 246 trên đường Nguyễn Văn Cừ, cung cấp không gian đủ sức phục vụ tới 100 khách hàng trong cùng một thời điểm.

Tại cửa hàng này, khách hàng có thể mua đồ uống hữu cơ và thực phẩm ở tầng một, sau đó thoải mái nghỉ ngơi trên ghế Fantra ở tầng hai, hoặc ngồi ngắm đường phố và hít thở không khí trong lành ở tầng trên cùng, trong vẫn thưởng thức các sản phẩm tươi ngon của Mama Fanbox.

Chủ nhân chuỗi cửa hàng cho biết anh luôn cố gắng tạo ra không gian bên trong thân thiện, rất gần gũi với thiên nhiên bằng các đồ trang trí gỗ, nhiều chậu cây và đèn vàng: "Theo quan điểm Phật giáo, những yếu tố này đem lại sức khỏe và sự bình an cho con người ở trong đó".

Đến thăm cửa hàng tự phục vụ đầu tiên ở Hà Nội

Không gian đơn giản, ấm cúng ở tầng 1

Đến thăm cửa hàng tự phục vụ đầu tiên ở Hà Nội

Tầng 2 thích hợp để nghỉ ngơi, thư giãn

Đến thăm cửa hàng tự phục vụ đầu tiên ở Hà Nội

Khách hàng có thể ngồi ngắm đường phố ở tầng 3

Đến thăm cửa hàng tự phục vụ đầu tiên ở Hà Nội

Những lời nhắn nhủ của khách hàng xuất hiện ở khắp nơi

Đến thăm cửa hàng tự phục vụ đầu tiên ở Hà Nội

Đa phần những món đồ được lưu trữ trong tủ lạnh

Đến thăm cửa hàng tự phục vụ đầu tiên ở Hà Nội

Cửa hàng cũng có lo vi sóng để làm nóng bánh và coffee

Trên thực tế Fanbox cũng từng tiếp đón cả những khách hàng không trung thực, họ không trả tiền sau khi đã sử dụng các sản phẩm của cửa hàng. "Điều đó xảy ra chỉ 1 hoặc 2 lần trên mỗi 1.000 hóa đơn. Bởi xung quanh nơi đây có rất nhiều người tốt", chủ cửa hàng bày tỏ.

Với tỷ lệ gian lận thấp như vậy, Hiệp tin rằng một cửa hàng mới mở sẽ kiếm được lợi nhuận sau 2-3 tháng hoạt động, giống như những người tiền nhiệm từng làm được.

Mô hình không nhân viên giúp anh tiết kiệm được rất nhiều chi phí, bao gồm cả chi phí nhân công và vật liệu, đặc biệt là khi khách hàng được khuyến khích để lại chai và nhãn trong cửa hàng sau khi họ đã dùng xong. Chúng sau đó sẽ được "tái chế" để dùng cho sản phẩm khác."Nhờ cắt giảm nhiều chi phí, tôi có thể bán đồ uống và thực phẩm với giá hấp dẫn hơn nhiều nơi khác", anh Hiệp phân tích.

Tuy nhiên, cũng có một số vấn đề phát sinh khi thiếu sự có mặt của nhân viên trong cửa hàng. Do chỉ nhận tiền mặt và không có nhân viên nên Fanbox không thể trả lại tiền thừa cho khách, nếu lượng tiền mặt của họ không trùng với hóa đơn thanh toán.

Sau những lần như vậy, Hiệp đã quyết định rằng khách hàng có thể trả nhiều hoặc ít hơn số tiền in trong hóa đơn. "Nếu trả thừa tiền, họ sẽ được giảm giá 10% trong lần mua tới. Và nếu trả ít hơn, khách hàng sẽ trả nốt vần tiền còn nợ trong lần mua hàng sau", chủ nhân của Fanbox cho hay.

Với kiến thức của một kỹ sư phần mềm, Hiệp cho biết trong thời gian tới anh sẽ áp dụng hình thức thanh toán trực tuyến cho Fanbox, giống như cách những trang thương mại điện tử hàng đầu là Alibaba hay Amazon đang vận hành. Nhưng Đào Khánh Hiệp quyết định chỉ áp dụng công nghệ này sau khi mở thêm nhiều cửa hàng nữa, anh muốn các cửa hàng Mama Fanbox có mặt ở tất cả các vùng miền của đất nước. Còn trước mắt, anh sẽ tiếp tục gắn bó với các phiên bản hiện tại của Fanbox, trong đó tập trung khuyến khích sự tự giác của người dùng.

"Tôi tin tưởng vào khách hàng, cùng với họ, chúng tôi có thể truyền bá những điều tốt đẹp trong xã hội", anh Hiệp nói với nụ cười lạc quan.

G.L

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận