Donald Trump - Tổng thống thích chụp ảnh bằng smartphone

Donald Trump - Tổng thống thích chụp ảnh bằng smartphone

Dưới thời Tổng thống Obama, những bức ảnh mang tính biểu tượng nhất của ông đến từ Pete Souza, nhiếp ảnh gia chính thức của Nhà Trắng. Nhờ tự do tiếp cận ông Obama, Souza đã có được rất nhiều hình ảnh giá trị, như khung cảnh trong phòng theo dõi diễn biến vụ tiêu diệt trùm khủng bố Osama Bin Laden, khoảnh khắc chia sẻ với vợ Michelle Obama hay khi vui đùa với trẻ em… Tất cả trước khi công bố công khai đều rất chỉn chu, đẹp mắt và có nội dung rõ ràng.

Tuy nhiên, dưới thời Trump, điều đó gần như đã bị "phá vỡ". Hầu hết ảnh của tân Tổng thống đều được ghi lại bởi những người chụp ảnh báo chí, hoặc nhân viên cấp dưới bằng smartphone. Những bức ảnh xuất hiện trên Getty Images hay Reuters, như Trump đứng trên bục hay giả vờ lái xe tải... đã thể hiện điều đó. Ngoài ra, những khoảnh khắc ông này không mấy thân mật với các nhà lãnh đạo thế giới, hay bị mất cảnh giác… đều được đăng.

Khác với Obama, Trump không có một nhiếp ảnh gia chính thức nào. Người được tuyển dụng vào cuối tháng 3 để làm điều này là Shealah Craighead nhưng quyền hạn không được như Souza. Craighead là nhiếp ảnh gia cá nhân của đệ nhất phu nhân Laura Bush, cũng như biên tập viên cho Phó Tổng thống Dick Cheney. Cho đến nay, rất ít bức ảnh của cô về Tổng thống được xuất bản, phần lớn tồn tại trong một bộ sưu tập 50 bức ảnh trên trang Facebook chính thức của Tổng thống hoặc rải rác khắp Instagram. Một vài bức khác dường như xuất hiện trong tài khoản @POTUS (trang Twitter chính thức của Tổng thống). Thế nhưng, chúng lại cho thấy dường như Craighead không tiếp cận nhiều (hoặc không được tiếp cận nhiều) với Trump.

Nếu bạn theo dõi tài khoản lưu trữ của Nhà Trắng dưới thời Barack Obama, Souza đã chụp rất nhiều bức ảnh của ông, như việc nới lỏng cà vạt trong đêm nhậm chức, đến sự căng thẳng trong cuộc họp ngân sách 2 tuần sau đó.

Hình ảnh của Craighead lại chủ yếu chụp từ khoảng cách xa. Đối với Trump, chỉ có 2 người được tới gần ông để chụp ảnh như Souza, đó là Sean Spicer hoặc Kellyanne Conway. Tuy nhiên, cả hai chỉ được dùng smartphone thay vì máy ảnh.

So sánh một số hình ảnh của Trump và Obama

Donald Trump - Tổng thống thích chụp ảnh bằng smartphone

Hình ảnh chụp Trump khá xa, trong khi ảnh chụp Obama khá gần.

Donald Trump - Tổng thống thích chụp ảnh bằng smartphone

Ảnh chụp Obama rất chỉn chu, trong khi ảnh chụp Trump khá qua loa, thậm chí không thể lấy nét.

Donald Trump - Tổng thống thích chụp ảnh bằng smartphone

Những khoảnh khắc tiếp xúc với các lãnh đạo hàng đầu của Obama cũng rất được chăm chút về mặt hình ảnh. Nhưng đối với Trump, người xem có cảm tưởng họ là bạn bè nhiều hơn là 2 nguyên thủ quốc gia gặp nhau.

Donald Trump - Tổng thống thích chụp ảnh bằng smartphone

Ảnh chụp Trump khá sơ sài, thậm chí bị ghép rất "nghiệp dư" khi công bố rộng rãi trên mạng xã hội.

Theo The Verge, một số thay đổi về vai trò của người chụp ảnh trong Nhà Trắng có thể do sự "hỗn loạn" của chính quyền mới. Chia sẻ với Hiệp hội Nhiếp ảnh Báo chí Quốc gia, ông Al Anderson, biên tập viên ảnh dưới thời ông Obama, cho rằng, chính quyền Trump "đã không dành thời gian để xây dựng một nhóm xây dựng hình ảnh trước Lễ nhậm chức". Craighead chỉ được yêu cầu giữ lại theo kiểu bất khả kháng bởi bộ phận chụp ảnh mới tái cơ cấu. Khi lễ nhậm chức diễn ra, các nhiếp ảnh gia quân sự được mời đến và họ mới là người chụp ảnh chính. Trong khi đó, Craighead đóng vai trò là "kép phụ" khi vừa cố gắng sắp xếp công việc mới vừa chụp ảnh.

Liz Losh, Giáo sư William&Mary, người đã nghiên cứu rất nhiều về văn hoá "thị giác" của chính phủ, cho rằng, việc chính quyền tiếp tục hạ thấp vai trò của người chụp ảnh chính thức tại Nhà Trắng không hẳn là điều xấu. "Việc có mặt của nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp như Souza sẽ ghi lại nhiều khoảnh khắc đẹp của Tổng thống, nhưng nó lại tạo cảm giác như chúng đã được dàn dựng", Losh nói.

John Bredar, người đã viết những cuốn sách về lịch sử nhiếp ảnh Nhà Trắng, phần nào đồng ý với quan điểm của Losh. "Tôi nhớ trong cuộc phỏng vấn năm 2010, Souza nói rằng khoảng 90% đến 95% các ảnh được chọn được đăng lên Flickr và 5% còn lại bị loại ra vì nhiều lý do khác nhau", Bredar chia sẻ.

Vào năm 2013, Obama bị chỉ trích khá nhiều bởi các phóng viên ảnh từ các hãng thông tấn, khi họ nhận thấy Souza tải lên một số lượng lớn ảnh từ các sự kiện mà họ không được mời. Hiệp hội các nhà báo của Nhà Trắng (White House Correspondents) và 37 hãng tin đã gửi một lá thư tới thư ký báo chí Jay Carney để bày tỏ ý kiến. NYT mô tả vụ việc như một "cuộc nổi loạn".

Thay vì sử dụng nhiếp ảnh gia, chính quyền Trump công khai một số lượng lớn hình ảnh được chụp bằng điện thoại bởi các nhân viên. Có thể nhận thấy, các bức ảnh được cắt dán tương tự nhau, được chụp bằng tay. Điều này phù hợp với chiến dịch của Trump khi chạy đua vào Nhà Trắng. Khi đó, hình ảnh hậu trường về ông được thực hiện tình cờ, không chính thống. Chất lượng ảnh chụp nhiều trong số đó cũng rất tệ, ảnh bị mờ, bị phơi sáng quá mức và bố cục kém. Chiến dịch của ông dường như ưu tiên về đồ họa, ảnh chụp màn hình tweet, video hơn là ảnh chất lượng cao.

donald-trump-tong-thong-thich-chup-anh-bang-smartphone-12

Bức ảnh xem thực đơn bằng đèn Flash của smartphone khi Trump gặp Thủ tướng Nhật Bản.

Kể cả những bức ảnh mang tính biểu tượng về Trump, nhiều trong số đó cũng được chụp bằng điện thoại từ những người xung quanh, ví dụ ảnh Trump dùng đèn Flash của điện thoại để xem xét các tài liệu "nhạy cảm" ở Mar-a-Lago. Khi đó, hành động này của ông cũng bị lo ngại vì vấn đề bảo mật.

Dưới thời Trump, một nhiếp ảnh gia chính thức tại Nhà Trắng vẫn là điều chưa được chú trọng. Nhưng theo Losh, đây sẽ là dịp để công dân Mỹ cũng như thế giới có cái nhìn khách quan hơn, chân thực hơn về cuộc sống của Tổng thống Mỹ. Bởi, những hình ảnh chụp được chủ yếu từ điện thoại và các nhiếp ảnh gia độc lập thường mang tính chính xách nhiều hơn so với những hình ảnh đã biên tập.

Bảo Lâm

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận