Facebook “thiên đường” buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng cấm

Facebook “thiên đường” buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng cấm

Facebook hiện được coi là thiên đường của giới buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng lậu thậm chí là hàng bị cấm ở Việt Nam. Bởi vì không khó để có thể tìm kiếm trên Facebook một trang bán hàng online nhái hàng hóa của các nhãn hiệu lớn của thế giới như Gucci, Louis Vutton, Calvin Kein, HM, Vertu… Từ đồng hồ, túi xách, giầy dép đến quần áo nhái của các hãng thời trang đắt đỏ được bán trên Facebook với giá chỉ vài triệu đồng (trong khi hàng chính hãng từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng).

Các trang này thường quảng cáo bán hàng nhái, hàng giả dưới dạng hàng xách tay, hàng Fake 1, hàng order từ Mỹ, châu Âu. Kể cả hãng điện thoại đình đám Vertu cũng được rao bán trên Facebook với giá chỉ vài triệu đồng, trong khi hàng chính hãng của Vertu ở Việt Nam phiên bản rẻ nhất cũng khoảng 80 triệu đồng.

Ví dụ, Fanpage Menshop79.com chuyên bán sản phẩm hàng giả, hàng nhái thời trang nam của các hãng Louis Vutton, Pranda, HM… có tới hơn 50.000 lượt thích và khoảng chừng đó người theo dõi trang này. Hàng ngàn các sản phẩm từ ví da, thắt lưng, túi xách, giầy, quần áo, dép được rao bán trên trang này từ nhiều năm nay.

Theo nghiên cứu của Công ty Bảo Ninh IM (một công ty công nghệ có trụ sở ở Hà Nội) thì trang menshop79.com có nhiều dấu hiệu chạy bài quảng cáo trên Facebook để tăng like, tăng share và bình luận. Ví dụ, ở các bài đăng thông thường trên trang này chỉ có khoảng 50 like, 1 share, 4 bình luận. Trong khi đó có bài ghim trên trang quảng cáo mẫu giầy siêu cấp khóa đồng mới nhất của Louis Vutton cho thấy có thời những hơn 24.000 lượt thích, hơn 2.000 bình luận, 246.000 lượt xem video quảng cáo, tăng gấp hàng trăm lần so với bài đăng thông thường. Menshop79.com chỉ là một trong số hàng nghìn các trang Fanpage, trang cá nhân bán hàng nhái, hàng giả các nhãn hiệu lớn trên Facebook.

Facebook “thiên đường” buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng cấm

Một bài đăng hàng nhái Louis Vutton có lượt like, share và comment khủng của Menshop79.com được Bảo Ninh IM xác định là có dấu hiệu mua quảng cáo trên Facebook.

Facebook “thiên đường” buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng cấm

Hàng nhái Gucci được rao bán vô tư trên Facebook

Facebook “thiên đường” buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng cấm

Hàng nhái Louis Vutton.

Facebook “thiên đường” buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng cấm

Đồng hồ nhái

Facebook “thiên đường” buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng cấm
Facebook “thiên đường” buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng cấm

Điện thoại Vertu giá 750.000 đồng.

Không chỉ là nơi quảng cáo, tiêu thụ cho hàng giả, hàng nhái, Facebook còn là nơi giao dịch của nhiều người buôn bán động vật hoang dã như ngà voi, móng hổ, móng gấu, vẩy tê trê, da hổ, da báo, nanh hổ, nanh gấu, cao gấu. Đây là những mặt hàng bị cấm theo pháp luật Việt Nam và quốc tế.

Ví dụ, trên trang Facebook Bá Kiên Vũ thường xuyên rao bán các loại sản phẩm động vật hoang dã. Vi phạm đầu tiên của Bá Kiên Vũ được Công ty Bảo Ninh IM ghi nhận vào tháng 9/2015 và kéo dài suốt đến thời gian gần đây. Trang Facebook Bá Kiên Vũ thường xuyên quảng cáo mới và là thành viên tích cực của nhóm buôn bán động vật hoang dã lớn nhất Việt Nam trên Facebook mang tên “Hội anh em ba miền”. Thành viên các nhóm này thường xuyên giao dịch buôn bán qua tài khoản ngân hàng và sử dụng dịch vụ phát hàng thu tiền (COD).

Tương tự một số Facebook khác của Vũ Đăng Hiền, Nguyễn Dũng cũng thường xuyên rao bán các sản phẩm động vật hoang dã như ngà voi, da voi, da hổ, nanh động vật hoang dã các loại. Hành vi buôn bán các sản phẩm bị cấm này là vi phạm pháp luật, tuy nhiên lại được rao bán công khai trên Facebook. Công ty Bảo Ninh IM cũng xác minh được các Facebooker này bắt đầu có hoạt động quảng cáo và bán sản phẩm từ động vật hoang dã từ năm 2015 tới nay.

Facebook “thiên đường” buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng cấm

Da hổ được rao bán trên Facebook

Facebook “thiên đường” buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng cấm

Nanh động vật hoang dã.

Facebook “thiên đường” buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng cấm
Facebook “thiên đường” buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng cấm

Răng động vật hoang dã được rao bán công khai trên nhiều trang cá nhân.

Theo đại diện Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, luật pháp Việt Nam hiện nay cấm quảng cáo hàng giả, hàng nhái dưới mọi hình thức. Ví dụ, trong trường hợp cơ quan chức năng phát hiện một đơn vị quảng cáo hàng giả, hoặc người buôn bán hàng giả bị bắt hì toàn bộ số tiền mà cơ quan báo, đài thu được từ quảng cáo sản phẩm này trước đó sẽ bị thu hồi về để nộp cho ngân sách nhà nước, vì đây là tiền do phạm tội mà có. Đối với các pháp nhân hay cá nhân ở Việt Nam, tiền do phạm tội mà có này sẽ bị thu hồi được ngay.

Tuy nhiên, trên thực tế thì hiện nay mô hình kinh doanh của Facebook là thu tiền từ quảng cáo của người dùng qua tài khoản thẻ tín dụng quốc tế, trong đó có nhiều mặt hàng giả, hàng nhái, hàng bị cấm khai thác, sử dụng, chủ các shop này đã trả tiền quảng cáo cho Facebook để bán hàng bất hợp pháp. Theo pháp luật Việt Nam, số tiền quảng cáo mà Facebook thu được từ các bài quảng cáo nói trên là tiền thu bất hợp pháp, nhưng giả sử cơ quan chức năng Việt Nam có ngăn chặn các hành vi vi phạm này, cũng không có cách gì để thu hồi số tiền quảng cáo bất hợp pháp mà Facebook đã thu được trước đó. Và hiện nay Facebook vẫn thu vô tư các tiền quảng cáo từ hàng giả, hàng nhái ở thị trường Việt Nam, có thể nói Facebook đã trực tiếp dung túng cho hàng giả, hàng nhái phát tán trên thị trường.

Mặc dù trong Tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook có ghi rõ: “nghiêm cấm sử dụng Facebook để hỗ trợ hoặc tổ chức hoạt động tội phạm gây tổn hại về thể chất cho mọi người, các doanh nghiệp hoặc động vật hay thiệt hại tài chính cho mọi người hoặc các doanh nghiệp. Chúng tôi cộng tác với cơ quan thực thi pháp luật khi chúng tôi cho rằng thực sự có nguy cơ tổn hại về vật chất hoặc mối đe dọa trực tiếp tới an toàn cộng đồng.”

Nhưng trên thực tế, đối với các sai phạm của người dùng, Facebook chỉ xem xét khi có báo cáo, mà thời gian xem xét cũng rất lâu, có nhiều báo cáo sai phạm của cơ quan nhà nước gửi đến cũng không được Facebook xử lý. Trong trường hợp các sai phạm này không được báo cáo thì nó vẫn tồn tại trên Facebook trong thời gian rất dài mà không được Facebook để mắt đến. Chính những kẻ hở này đã tạo cơ hội cho tội phạm lợi dụng Facebook để rao bán các sản phẩm kinh doanh bất hợp pháp. Còn Facebook thì thu lợi từ chính quảng cáo các sản phẩm bất hợp pháp này.

Facebook “thiên đường” buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng cấm
Facebook “thiên đường” buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng cấm

Chính sách của Facebook đối với các hàng hóa bị kiểm soát.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận