G20 kêu gọi ban hành khuyến nghị quy định về tiền mật mã vào tháng 7

G20 kêu gọi ban hành khuyến nghị quy định về tiền mật mã vào tháng 7

G20 kêu gọi ban hành khuyến nghị quy định về tiền mật mã vào tháng 7

Các nhà lãnh đạo kinh tế thế giới đã đặt ra thời hạn vào tháng Bảy cho bước đầu tiên hướng tới sự quy định quản lý thống nhất về tiền mật mã.

Phát biểu hôm thứ Ba sau cuộc họp của Bộ trưởng Tài chính G20 ở Buenos Aires, chủ tịch Ngân hàng Trung ương Argentina, ông Frederico Sturzenegger, cho biết các nước thành viên hiện nay đồng ý rằng các vấn đề về tiền mật mã cần phải được đánh giá, nhưng cần thiết có thêm nhiều thông tin trước khi có bất kỳ quy định nào.

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo, ông lưu ý rằng các thành viên đã có một thời hạn cuối là tháng Bảy cho các khuyến nghị, nêu rằng:

"Trong tháng 7 chúng ta phải đưa ra các khuyến nghị được xác định rất cụ thể, không chỉ là chúng ta quản lý cái gì? mà còn những dữ liệu chúng ta cần là gì?"

Không phải mọi quốc gia đều có kế hoạch này. Theo ông El Cronista, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Brazil, ông Ilan Goldfajn hôm nay nói rằng tiền mật mã sẽ không bị quản lý ở đất nước của ông, theo dịch vụ tin tức El Cronista đưa tin. Brazil sẽ không nhất thiết phải tuânlàm theo các quy định của G20 về tiền mật mã hoặc các vấn đề khác.

Trong khi chờ đợi, G20 đã cam kết áp dụng các tiêu chuẩn của Lực lượng Đặc nhiệm Hành động Tài chính một cơ quan liên chính phủ được thành lập để chống lại nạn rửa tiền và tài trợ cho khủng bố - về tiền mật mã.

Trong tuyên bố phát hành chiều thứ Ba, G20 cho biết:

"Chúng tôi cam kết thực hiện các tiêu chuẩn FATF khi áp dụng cho các tài sản mật mã, mong muốn FATF xem xét lại các tiêu chuẩn này và kêu gọi FATF thực hiện trên phạm vi toàn cầu. Chúng tôi kêu gọi các cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế tiếp tục theo dõi các tài sản mật và rủi ro của nó theo các yêu cầu của họ và đánh giá các phản ứng đa phương khi cần thiết”

Các cuộc thảo luận được căn cứ vào các lời kêu gọi của Pháp, Đức, Hoa Kỳ và Nhật Bản trong vài tháng gần đây.

Các ngân hàng trung ương và các quan chức chính phủ đã ủng hộ một cái nhìn nhận gần hơn về những tác động của tiền mật mã có thể có liên quan đến tội phạm, các nhà đầu tư và nền kinh tế thế giới. Trong khi các quan chức tài chính từ Pháp và Đức cho biết trong một bức thư chung rằng tiền mật mã "có thể gây ra những rủi ro đáng kể cho các nhà đầu tư," Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và một quan chức chính phủ Nhật Bản dấu tên bày tỏ lo ngại về việc sử dụng tiền mật mã trong các hoạt động bất hợp pháp.

Tuy nhiên, khi những nhà quản lý quan tâm nhất trí về tác động của tiền mật mã đối với hệ thống tài chính toàn cầu. Ông Mark Carney, người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Anh, cũng là chủ tịch của Ủy ban Bền ổn định Tài chính của G20, đã viết vào hôm Chủ nhật rằng "tài sản mật không gây rủi ro cho sự ổn định tài chính toàn cầu tại thời điểm này", trích dẫn về quy mô tương đối của vốn hóa thị trường tổng thể.

Ông nói, tiền mật mã chiếm ít hơn 1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong khi hoán đổi nợ tín dụng năm 2008 bằng với GDP toàn cầu.

Một số các quan chức tham dự hội nghị thượng đỉnh đã yêu cầu một loạt các quy định quản lý toàn cầu mà mọi quốc gia đều có thể thực thi, nhưng vẫn chưa rõ ràng cách thức thảo luận về các quy định quản lý khả thi mất bao lâu.

Có thể nói rằng, một tài liệu công khai trước khi cuộc họp ghi nhận rằng "công nghệ đằng sau tài sản mật mã có tiềm năng thúc đẩy kể cả hoạt động tài chính", nhưng lưu ý rằng sự tác động đến ổn định tài chính và tiềm năng sử dụng trong việc trốn thuế và các hoạt động bất hợp pháp cần phải được hiểu đầu tiên.

Cuộc họp lần thứ hai dự kiến sẽ diễn ra vào ngày mai, được tổ chức thông qua Văn phòng Chủ tịch G20.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận