Gặp gỡ người đàn ông hiến máu trường kỳ, cứu sống hơn 2,4 triệu đứa trẻ

Gặp gỡ người đàn ông hiến máu trường kỳ, cứu sống hơn 2,4 triệu đứa trẻ

James Harrison, người đàn ông Úc 81 tuổi đã trở thành biểu tượng mới của ngành y học khi ông đã hiến máu tới hơn 1.173 lần trong suốt 60 năm qua. Ông đồng thời cũng là ân nhân cứu mạng của hơn 2,4 triệu đứa trẻ sơ sinh.

Gặp gỡ người đàn ông hiến máu trường kỳ, cứu sống hơn 2,4 triệu đứa trẻ

Ở độ tuổi 81, James Harrison đã chính thức dừng chuyến hành trình hiến máu cứu người của mình với hơn 1.173 lần hiến, cứu sống được 2,4 triệu đứa trẻ trong suốt 60 năm qua.

Tờ The Sydney Morning Herald nhận xét về Harrison với một mỹ từ hết sức đẹp đẽ: "người đàn ông có cánh tay vàng". Ông hiện cũng đang nắm giữ kỷ lục thế giới Guinness về số lần hiến máu. Hội nhóm hiến máu Australian Red Cross Blood Service trực thuộc Hội chữ thập đỏ Úc từng nói: "Lòng tốt của ông đáng được để lại thành di sản và đặt ra thách thức cho cả cộng đồng nếu muốn đánh bại kỷ lục đó".

Năm 1999, ông Harrison từng nhận được Huân chương OAM vinh dự của nước Úc vì những đóng góp của ông cho cộng đồng.

Tuy nhiên, khi chia sẻ về những nỗ lực cống hiến cho cộng đồng, Harrison tỏ ra khá khiêm tốn: "Tôi hy vọng sẽ có người phá vỡ kỷ lục đó , bởi vẫn có không ít người tận tâm với cộng đồng".

Nhờ một kháng thể hiếm hoi trong huyết tương nên máu của ông James Harrison có thể sử dụng để tạo nên loại thuốc ngăn chứng bệnh Rhesus ở trẻ sơ sinh.

Gặp gỡ người đàn ông hiến máu trường kỳ, cứu sống hơn 2,4 triệu đứa trẻ

Theo Sciencealert, đây là chứng bệnh nguy hiểm khi người mẹ mang nhóm máu Rh mang thai một em bé có nhóm máu Rh(+). Việc không tương thích nhóm máu khiến cơ thể người mẹ từ chối tiếp nhận hồng cầu của bào thai.

Loại thuốc Anti-D (immunoglobulin) được bào chế từ huyết tương của Harrison giúp người mẹ tạo kháng thể Rh, qua đó cứu sống được hàng triệu đứa bé khỏi những dị tật bẩm sinh hoặc sảy thai. Harrison là một trong số 50 người sống tại Úc chứa loại kháng thể đặc biệt này trong máu.

Harrison bắt đầu hành trình hiến máu sau khi ông phải trải qua một cuộc phẫu thuật lồng ngực hồi năm 14 tuổi. Thời điểm đó, ông phải phụ thuộc vào nguồn máu của những người tốt bụng hiến tặng.

Gặp gỡ người đàn ông hiến máu trường kỳ, cứu sống hơn 2,4 triệu đứa trẻ

James Harrison nhớ lại khoảng thời gian khó khăn đó: "Bố nói, tôi đã được truyền 13 đơn vị máu và tôi đã được cứu bởi những người hoàn toàn xa lạ".

Đó cũng chính là lý do và động lực khiến Harrison nuôi ước mơ hiến máu cứu người sau này. Tuy nhiên, luật pháp Úc thời đó quy định, người hiến máu phải ít nhất từ 18 tuổi trở lên. Mặc dù vậy, ông Harrison vẫn quyết tâm sẽ đi hiến máu ngay khi đủ tuổi.

Hơn một thập kỷ hiến máu, các nhà khoa học phát hiện trong máu của ông có chứa một loại kháng thể đặc biệt để chế tạo loại thuốc anti-D. Kể từ đó tới nay, Harrison vừa tham gia hiến máu vừa hiến tặng huyết tương để cứu người và cả những đứa trẻ sơ sinh.

Tiến Thanh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận