Google đứng đầu danh mục công ty công nghệ thu thập dữ liệu người dùng nhiều nhất

Google đứng đầu danh mục công ty công nghệ thu thập dữ liệu người dùng nhiều nhất

Google đứng đầu danh mục công ty công nghệ thu thập dữ liệu người dùng nhiều nhất

Theo một nghiên cứu mới nhất từ Đại học Oxford, tiết kiệm lượng dữ liệu của mình, các công ty công nghệ như Facebook, Google không trực tiếp thu thập dữ liệu người dùng, mà thông qua các ứng dụng của bên thứ 3 trên smartphone của mọi người.

Dựa vào việc phân tích mã của 959.000 ứng dụng trên Google Play tại Mỹ và Anh, các nhà nghiên cứu cũng xếp hạng lượng dữ liệu khổng lồ từ các ứng dụng được thiết lập để chuyển tới các công ty công nghệ lớn như Google, Facebook, Amazon,...

Nghiên cứu cho thấy dữ liệu của 88% ứng dụng được bàn giao lại cho công ty mẹ Alphabet, chính điều này đưa Google lên vị trí dẫn đầu trong danh sách những "gã khổng lồ" được hưởng lợi ích tiềm năng từ nguồn dữ liệu trong các ứng dụng của bên thứ 3. Sau đây là bảng danh sách cụ thể:

1. Alphabet: 88,44%
2. Facebook: 42,55%
3. Twitter: 33,88%
4. Verizon: 26,27%
5. Microsoft: 22,75%
6. Amazon: 17,91%

Dữ liệu được chia sẻ với ứng dụng của bên thứ 3 bao gồm những thông tin cá nhân như tuổi tác, giới tính và địa điểm, được tờ Financial Times lần đầu tiên công bố nghiên cứu của Oxford.

Các nhà nghiên cứu cho biết dữ liệu dạng này "cho phép xây dựng các hồ sơ chi tiết về cá nhân, có thể bao gồm suy luận về thói quen mua sắm, tầng lớp kinh tế xã hội hoặc các ý kiến chính trị. Từ đó có thể được sử dụng cho mục đích nhau từ nhắm mục tiêu quảng cáo, cho đến thông tin tín dụng và thông điệp đến các chiến dịch chính trị".

Các ứng dụng thu thập dữ liệu ở mức trung bình sẽ được chuyển tới 5 công ty theo dõi ở bên thứ 3 và cuối cùng được chuyển đến các công ty dữ liệu như Google, một số loại ứng dụng còn thu thập dữ liệu vượt quá tầm kiểm soát thông thường.

"Đặc biệt các ứng dụng tin tức được nhắm mục tiêu đến đối tượng trẻ em thông qua bên thứ 3 được liên kết và đây là một trong những điều tồi tệ nhất. Thông qua hình thức thu thập dữ liệu mà không có bất cứ sự đồng ý nào từ bố mẹ. Các ứng dụng này phải đối mặt với một số vấn đề pháp lý xung quanh việc theo dõi bất hợp pháp của mình", bài báo của Financial Times cho biết thêm.

Google phản bác lại nghiên cứu của Đại học Oxford

Sau khi Đại học Oxford công bố nghiên cứu của mình, Google là công ty công nghệ đầu tiên lên tiếng phản bác lại:

"Chúng tôi không đồng ý với luận điểm và kết quả của nghiên cứu này, vì nhận định sai cách các ứng dụng chia sẻ dữ liệu như báo cáo sự cố và phân tích dữ liệu. Trên Google và trong Google Play, chúng tôi có chính sách và nguyên tắc rõ ràng cho các nhà phát triển ứng dụng của bên thứ 3 trong việc xử lý dữ liệu. Chúng tôi cũng yêu cầu các nhà phát triển minh bạch về những yêu cầu cho phép thu thập từ người dùng hay không", một phát ngôn viên cho biết.

Một trong những nhà phân tích hàng đầu Reuben Binns của bài nghiên cứu đã đáp trả:

"Chúng tôi không đề cập đến tất cả các trường hợp theo dõi từ bên thứ 3 như việc báo cáo sự cố và phân tích dữ liệu bởi đây là công cụ hữu ích cho các nhà phát triển. Mà điều chúng tôi muốn nói đến là Google đã cung cấp khả năng theo dõi cho bên thứ 3 thông qua những công cụ này. Cũng như việc các nhà phát triển không hề lường trước được dữ liệu của họ được sử dụng để nhắm tới mục tiêu quảng cáo như thế nào".

Hiện tại Amazon và Twitter đều từ chối bình luận, Facebook và Verizon không phản hồi ngay lập tức khi được yêu cầu bình luận từ trang Business Insider. 

Tổ chức Privacy International cho biết nghiên cứu của Oxford cho thấy sự khát khao dữ liệu mạnh mẽ của các "gã khổng lồ" công nghệ đang trở nên "quá mức" và mất kiểm soát.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận