Hậu quả của việc Trump từ bỏ hiệp ước khí hậu Paris có thể không đơn giản…

Hậu quả của việc Trump từ bỏ hiệp ước khí hậu Paris có thể không đơn giản…

Ivanka Trump, James Mattis và Rex Tillerson - sếp cũ của tập đoàn dầu mỏ Exxon - cho rằng Mỹ sẽ phải trả một cái giá ngoại giao quá đắt khi từ bỏ Thỏa thuận Paris.

Hậu quả của việc Trump từ bỏ hiệp ước khí hậu Paris có thể không đơn giản…

Sẽ đến một ngày, người ta có thể xem Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu là "khoảnh khắc mà cuối cùng chúng ta cũng quyết định phải cứu lấy hành tinh của mình", cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lạc quan nói như thế khi Mỹ và Trung Quốc cùng nhau phê chuẩn thỏa thuận lịch sử này.

Nhưng, chỉ 8 tháng sau, có vẻ như giấc mơ đó đã bị thu hẹp, khi có nhiều báo cáo nói rằng Donald Trump sẽ rút khỏi thỏa thuận cam kết các quốc gia giảm lượng khí thải carbon nhằm ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu.

Theo báo The Independent của Anh, đây chắc chắn là một tin xấu. Nhưng có lẽ nguyên nhân phía sau không như những gì mọi người nghĩ.

Việc chuyển đổi sang một nền kinh tế ít carbon có những đặc điểm riêng của nó. Khi giá năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió và mặt trời, đã giảm, các lực lượng thị trường cũng như các chính trị gia giàu và có ảnh hưởng lớn sẽ ngày càng thao túng quá trình này.

Các bang và các thành phố của Mỹ đã bắt đầu tung ra những nỗ lực "xanh" sau cuộc bầu cử của ông Trump. Kế hoạch lặp đi lặp lại của Tổng thống nhằm "khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại" bằng cách khôi phục ngành công nghiệp than có thể cho thấy nhiều khó khăn hơn ông nghĩ, phần lớn vì sự cạnh tranh của đá phiến dầu (shale gas) giá rẻ. Vì thế 4 năm từ chối khoa học khí hậu khi đang tại vị chức vụ Tổng thống của ông Trump có thể không thực sự tồi tệ đối với những nỗ lực hạn chế sự nóng lên toàn cầu của cộng đồng quốc tế.

Thay vào đó, mối nguy hiểm thực sự có thể bắt nguồn từ những bất đồng trong địa chính trị.

Hậu quả của việc Trump từ bỏ hiệp ước khí hậu Paris có thể không đơn giản…

Trong chuyến đi thảm họa của ông Trump đến châu Âu, ông đã có cái bắt tay chặt quá đến độ lố bịch với Tổng thống mới đắc cử của Pháp là Emmanuel Macron. Ông Trump cũng bị chế giễu sau khi cư xử rất trẻ con, đẩy Thủ tướng Montenegro ra ngoài để ông có thể đứng trước một nhóm các nhà lãnh đạo NATO. Bản thân ông Trump cũng công khai bị bà Angela Merkel quở trách, phần lớn vì các quan điểm của ông về thay đổi khí hậu.

Thực ra, cũng không phải hoàn toàn hoang đường khi tin rằng sự đón tiếp kiểu "khiêu khích, trêu chọc" trên có thể thay đổi điều gì đó về Thỏa thuận Paris.

Đã có nhiều người có ảnh hưởng chỉ trích chính quyền của Trump. Con gái của Tổng thống, Ivanka Trump, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Bộ trưởng Ngoại giao Rex Tillerson – sếp cũ của đại gia dầu mỏ Exxon – đều được cho là đã chỉ trích Mỹ sẽ phải trả một cái giá ngoại giao quá cao vì từ bỏ Thỏa thuận Paris.

Việc Mỹ rút lui khỏi Thỏa thuận Paris sẽ càng mở rộng khoảng cách giữa Mỹ và Liên minh Châu Âu, thậm chí có khả năng gây ra những vấn đề trong NATO. Nó còn có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh thương mại, khi các nhà xuất khẩu Mỹ phải đối mặt với các khoản thuế carbon để đền bù cho những hành động "thiếu tích cực" trong việc giảm khí thải của chính quyền Trump.

Và điều này còn đặt Mỹ – và những nước "ghét Pháp" như Syria và Nicaragua - vào tư thế đối đầu với gần 200 quốc gia đã ký kết Thỏa thuận Paris.

Nó cũng có thể buộc các quốc gia sản xuất dầu mỏ như Ả Rập Xê Út, Nga và thậm chí Anh phải lựa chọn.

Vì thế, có lẽ cũng không có gì khó hiểu khi Thủ tướng Anh Theresa May vẫn duy trì thái độ "im lặng" về Trump, về Paris và về vấn đề nhiệt độ toàn cầu đang lên, cả về mặt khí tượng lẫn ngoại giao.

Sau tất cả, mọi thứ có thể trở nên thực sự lộn xộn.

Hoàng Lan

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận