Lee Byung-Chul: chân dung và quá trình sáng lập tập đoàn Samsung (kỳ 3)

Lee Byung-Chul: chân dung và quá trình sáng lập tập đoàn Samsung (kỳ 3)

Đốn củi ba năm đốt một giờ

Sau khi đã trở thành một địa chủ vô cùng giàu có, thì một biến cố lớn đã ập đến với Lee Byung-chul. Thời điểm này đang xảy ra chiến tranh Trung-Nhật, chính quyền Nhật ở Triều Tiên ban hàng lệnh ngừng cấp vốn nhằm huy động nguồn lực khổng lồ phục vụ cho chiến tranh. Đối với Lee, tin đó như "tiếng sét ngang tai". Trong thời gian vừa qua, ông đã vay tiền ngân hàng để mua đất một cách vô tội vạ, giờ số tiền vay ấy phải trả ngay. Chính quyền Nhật cho đóng cửa tất cả các cơ sở xay xát gạo trên cả nước. Để trả nợ ngân hàng, Lee Byung-chul buộc phải bán tất cả của cải, bao gồm cả đất đai, nhà máy xay xát và cả công ty vận tải mà ông đã gầy công xây dựng trong suốt mấy năm qua.

Người đồng sự Chun Hyun-yong của ông cũng thanh lý tài sản rồi chuyển nhà đến Seoul. Bạn bè trước đây lúc nào cũng vây quanh ông giờ cũng biến mất tăm.

Lòng tham cùng sự thay đổi khó tiên liệu của môi trường kinh doanh đã đẩy Lee Byung-chul vào con đường phá sản, nhưng hoàn cảnh bế tắc này không chỉ khiến ông thất vọng mà còn mang một bài học quý giá. Đó chính là "trước khi bắt đầu kinh doanh gì, cần phải nắm rõ năng lực và hạn chế của bản thân, đồng thời phải biết vượt qua những hạn chế đó". Thất bại này chính là quá trình để ông hiểu được những đạo lý cơ bản trong kinh doanh.

Thất bại đầu đời lúc bấy giờ đã khiến Lee Byung-chul rơi vào sự tuyệt vọng tưởng chừng khó vượt qua nhưng suy cho cùng đó lại là điều có lợi. Nếu lúc đó đầu cơ đất đai thành công và trở thành một đại điền chủ, thì ông đã không thể trở thành một bậc thầy kinh doanh, người dẫn dắt cả một nền công nghiệp về sau. Và nếu lúc đó trở thành một đại điền chủ lớn, thì ông rốt cuộc cũng sẽ trắng tay như bao địa chủ khác sau giải phóng.

Sự trở lại của Lee Byung-chul

Mùa thu năm 1937, sau khi mất sạch số tài sản kiếm được từ đầu cơ đất đai, Lee Byung-chul bất ngờ đi du lịch một chuyến dài hai tháng.

Bắt đầu từ Busan, ông qua Seoul, đến Bình Nhưỡng, băng qua Sinuiju, Wonsan, Heungnam, đến Trường Xuân, Thẩm Dương ở Mãn Châu rồi sang tận Bắc Kinh, Thanh Đảo, Thượng Hải. Thời đó, giao thông không phát triển như bây giờ nên ông đi lại bằng tàu lửa là chính. Trên tàu người chật như nêm, vô cùng hỗn loạn.

Chuyến du lịch này của ông vừa nhằm xoa dịu tinh thần, vừa để điều tra thị trường để bắt đầu một ngành kinh doanh mới. Trong thời gian này, Lee tập trung tìm hiểu giá cả hàng hóa và quá trình lưu thông phân phối. Ông nhận thấy ở Mãn Châu rất hiếm táo và đồ khô, hầu như không có tiệm nào chuyên nhập hàng của Hàn Quốc đem về Trung Quốc bán. Do đó, giá của táo và đồ khô ở đây đắt hơn rất nhiều so với ở Hàn Quốc. Ông nghĩ những mặt hàng này mà được xuất qua Mãn Châu chắc chắn sẽ kiếm được bộn tiền.

Lee Byung-Chul: chân dung và quá trình sáng lập tập đoàn Samsung (kỳ 3)

Những trái táo được trồng tại Daegy

Lý do đặc biệt khiến Lee Byung-chul bắt đầu làm thương mại

Với những trải nghiệm có được qua hai tháng đi du lịch, Lee Byung-chul chuyển sang hoạt động trong ngành thương mai. Lý do chính là do tình hình kinh tế thế giới lúc bấy giờ. Sau khi vấp phải thất bại trước, Lee đã tìm hiểu sự vận động của nền kinh tế thế giới, qua đó tìm kiếm một loại hình kinh doanh mới. Khi thực hiện cuộc hành trình đến Trung Quốc đại lục và Mãn Châu, Lee Byung-chul đã tận mắt chứng kiến và cảm nhận được dòng chảy kinh tế trong và ngoài nước. Ông đã trực tiếp cảm nhận được sự biến đổi của nền kinh thế thế giới sau cuộc đại khủng hoảng  và tìm được những mặt hàng có sức cạnh tranh cao. Ở thời điểm này, để đối phố với sự trì trệ của nền kinh tế sau khủng hoảng, các cường quốc đua nhau bảo vệ nền công nghiệp trong nước bằng cách thắt chặt hơn nữa chính sách bảo hộ mậu dịch với bức tường thuế quan.

Kết quả là thế giới bị chia rẽ thành nhiều khối khác nhau, mỗi khối bao gồm các quốc gia theo chủ nghĩa đế quốc và các vùng thuộc địa, được đặt tên theo đơn vị tiền tệ như bảng, đô-la, mác, franc, yên… Trước tình hình cuộc chiến thương mại trở nên khốc liệt và quan hệ quốc tế ngày càng phức tạp, các nước lớn bắt đầu bị cuốn vào một cuộc chạy đua vũ trang để đối phố với một cuộc chiến tranh sắp nổ ra.

Giữa bối cảnh ấy, nền kinh tế Nhật càng lâm vào khủng hoảng vì bị các nước phương Tây trừng phạt kinh tế khi Nhật phát động chiến tranh Trung-Nhật. Việc buôn bán với các nước trở nên khó khăn nên Nhật không còn cách nào khác là phải thúc đẩy chính sách phát triển mậu dịch trong khối của mình. Theo đó, vào nữa cuối năm 1930, khối "Yen Block" được hình thành. Khối có nền mậu dịch nở rộ vì trong khối có rất nhiều những thành phố lớn như Tokyo, Seoul, Thượng Hải… nhưng giá cả các mặt hàng nhu yếu phẩm ở những nơi này lại khá chênh lệch. Để điều tiết giá cả giữa các thành phố trong khối, Nhật đã nới lỏng chính sách vận chuyển hàng hóa. Lee Byung-chul đã không bỏ lỡ thời cơ từ sự thay đổi trong nền kinh tế thế giới này. Vừa trở về nước, ông lập tức bắt tay vào điều tra cặn kẽ mặt hàng trái cây và hải sản khô để chuyển sang Trung Quốc bán. Ông tính đến cả rủi ro khi giá cả tăng đột biến do mất mùa và khả năng cung cấp đủ hàng đúng hẹn.

Điều Lee Byung-chul xem trọng nhất chính là mạng lưới giao thông. Mặc dù ở Trung Quốc có rất nhiều địa phương trồng táo nhưng người Mãn Châu hầu như không có cơ hội tiếp cận với mặt hàng này. Nguyên nhân chính là do mạng lưới đường sắt của Trung Quốc chưa thể hỗ trợ vận chuyển táo từ vùng núi đến Mãn Châu.

Câu hỏi đặt ra là để chở táo và đồ khô bằng tàu hỏa đến Mãn Châu thì xuất phát từ đâu là tốt nhất? Đó chính là Daegy. Đây là điểm dừng lớn của tuyến Gyeoungbu và cũng là một đầu mối giai thông quan trọng, nơi tập trung đặc sản vùng Gyeongbuk. Thời điểm ấy, tuyến Gyeongbu khá lý tưởng để đến Mãn Châu. Daegu vừa có nhiều vườn táo lại gần Pohang nên có thể đảm bảo được nguồn hải sản khô.

Ngành thương mại là người đã tạo cơ hội cho Lee Byung-chul tích lũy vốn để bước vào sản xuất. Ngành này cũng góp phần quyết định vào việc bồi dưỡng ông trở thành một doanh nhân tiêu biểu của Đại Hàn Dân Quốc vào những năm 50,60. Tuy nhiên liệu ông có thành công với ngành này hay không, hay sẽ lại tiếp tục phá sản như khi đầu cơ đất đai? Hãy đón xem phần tiếp theo.

Trí Nguyễn

Theo sách "Bộ ba xuất chúng" Hàn Quốc

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận