Người Mỹ lọt top nhóm có chỉ số đồng cảm cao nhất thế giới

Người Mỹ lọt top nhóm có chỉ số đồng cảm cao nhất thế giới

Dựa theo một kết quả nghiên cứu quy mô lớn lên tới 63 quốc gia trên thế giới, các nhà khoa học tại Đại học Michigan đã thống kê lại top các quốc gia có chỉ số "đồng cảm" cao nhất trên thế giới, trong đó nổi lên là các quốc gia Châu Mỹ và Châu Á.

Người Mỹ lọt top nhóm có chỉ số đồng cảm cao nhất thế giới

Lần đầu tiên, các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành xếp hạng chỉ số đồng cảm của người dân tại 64 quốc gia (không có Việt Nam) với số liệu thu thập từ 104.365 người. Theo danh sách kết quả cho thấy, quốc gia có sự "đồng cảm" lớn nhất trên thế giới hiện nay là Ecuador, một quốc gia ở Nam Mỹ.

Làm thế nào để mỗi nền văn hóa lại có sức ảnh hưởng tới sự đồng cảm? Và làm thế nào để mọi người trên thế giới có thể mang suy nghĩ "đặt mình vào vị trí người khác"? Đó là câu hỏi của các nhà khoa học tại Đại học Michigan khi bắt tay thực hiện nghiên cứu. Nhóm đã tiến hành thu thập dữ liệu từ hơn 100 ngàn người từ 63 quốc gia trên thế giới thông qua một cuộc khảo sát trực tuyến.

Theo ZMEScience, bản khảo sát trực tuyến có nhiệm vụ phân tích mối liên hệ giữa sự "đồng cảm" và chủ nghĩa vị tha vì xã hội (từ thiện hoặc tình nguyện vì cộng đồng) cùng nhiều đặc điểm tính cách khác nhau.

Người Mỹ lọt top nhóm có chỉ số đồng cảm cao nhất thế giới

Danh sách cuối cùng được tổng hợp lại cho thấy, các quốc gia nằm ở Châu Mỹ, chủ yếu là Trung và Nam Mỹ chiếm đa số, còn lại là Châu Á và một số ít ở Châu Âu, cụ thể như sau:

1. Ecuador

2. Ả- Rập Xê-út

3. Peru

4. Đan Mạch

5. Các tiểu vương quốc Ả-Rập thống nhất

6. Hàn Quốc

7. Mỹ

8. Đài Loan

9. Costa Rica

10. Cô-oét

Trái ngược lại với danh sách trên, Lithuania, Venezuela, Estonia, Ba Lan và Bun-ga-ri được xếp hạng là những quốc gia có sự đồng cảm thấp nhất (tính theo thang điểm đánh giá và được thể hiện bằng màu nhạt nhất trong bản đồ). Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cho biết thêm, 7/10 nước có thứ hạng thấp nhất trong danh sách các nước đồng cảm chủ yếu nằm ở Đông Âu.

Các nhà khoa học Mỹ định nghĩa sự đồng cảm giống như một xu hướng điều chỉnh cảm xúc và quan điểm của mỗi người. Trong loạt câu hỏi dùng để khảo sát, nhóm có yêu cầu người tham gia trả lời một danh sách các câu hỏi được chọn ra từ 7 dạng bài kiểm tra đã được chuẩn hóa.

Người Mỹ lọt top nhóm có chỉ số đồng cảm cao nhất thế giới

Các bài kiểm tra này được thiết kế nhằm đánh giá đặc điểm tính cách cơ bản (bao gồm tính dễ chịu, tận tâm, và sức khỏe cá nhân), chủ nghĩa vị tha, chủ nghĩa cá nhân/tập thể, hoặc sự khăng khít trong các mối quan hệ xã hội hay mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa người với người.

Người tham gia được yêu cầu sắp xếp thứ hạng một số câu hỏi chủ yếu như: "Tôi thường cảm thấy yếu mềm và lo lắng nhiều hơn cho những người kém may mắn hơn tôi", hoặc "Nhìn chung, tôi hài lòng với bản thân mình". Họ còn được hỏi rằng, họ cảm thấy vui như thế nào khi có thể thường xuyên làm từ thiện hoặc tình nguyện.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu còn đo chỉ số lòng tự trọng và cảm giác hạnh phúc của mỗi cá nhân để giúp việc đánh giá trở nên khách quan hơn.

Mặc dù là một cuộc khảo sát khá lớn nhưng nhìn chung nghiên cứu vẫn còn một số tồn tại nhất định, thứ nhất  là ngôn ngữ chính của báo cáo là Tiếng Anh. Đây là một rào cản khá lớn đối với một số quốc gia không sử dụng ngôn ngữ này.

Người Mỹ lọt top nhóm có chỉ số đồng cảm cao nhất thế giới

Nhóm nghiên cứu khẳng định: "Theo hiểu biết của chúng tôi, nghiên cứu này thực tế vẫn chưa phải là một bài kiểm tra lớn nhất về sự khác biệt trong nền văn hóa có ảnh hưởng ra sao đến sự đồng cảm, điều đó còn liên quan đến số lượng cá nhân và các quốc gia cùng tham gia vào nghiên cứu".

Thứ hai bản khảo sát không có sự phân biệt giữa sự đồng cảm của người dân bản địa làm khảo sát và người nước ngoài đang sống ở đất nước đó, yếu tố có thể giúp đẩy chỉ số đồng cảm lên cao.

"Với vai trò quan trọng của sự đồng cảm trong cuộc sống xã hội, chúng tôi hy vọng rằng, nghiên cứu này sẽ thúc đẩy thêm nhiều nghiên cứu khác nhằm kiểm tra sự đồng cảm được thể hiện ra sao ở các nền văn hóa và môi trường xã hội khác nhau. Đặc biệt, nghiên cứu cũng góp phần bổ sung thêm cho các nghiên cứu trong tương lai liên quan đến mối quan hệ giữa sự đồng cảm và góc nhìn cá nhân rộng mở hơn", một thành viên trong nhóm nghiên cứu nói.

Nhóm nghiên cứu đang mong đợi một kết quả bảng xếp hạng lớn hơn, cụ thể và chi tiết hơn trong tương lai.

Toàn bộ nội dung của nghiên cứu "Sự khác biệt trong mối quan tâm thấu hiểu và góc nhìn từ 63 quốc gia" đã được đăng tải trên Journal of Cross-Cultural Psychology (Tạp chí Tâm lý học đa văn hóa).

Tiến Thanh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận