Những sai lầm tiêu tốn hàng tỷ USD trong lịch sử công nghệ

Những sai lầm tiêu tốn hàng tỷ USD trong lịch sử công nghệ

Nhân sự kiện Verizon chính thức mua lại mảng dịch vụ Internet của Yahoo với giá 4,48 tỷ USD, trang Telegraph đã đăng lại bài viết về những quyết định được đánh giá là sai lầm nhất trong giới công nghệ.

Kodak thờ ơ với máy ảnh số: Khi một kỹ sư trình bày ý tưởng về máy ảnh không dùng phim vào năm 1975, ban lãnh đạo Kodak đã cười lớn. Năm 2012, hãng này tuyên bố phá sản do không kịp thích nghi với kỷ nguyên kỹ thuật số.

Kodak thờ ơ với máy ảnh số: Khi một kỹ sư trình bày ý tưởng về máy ảnh "không dùng phim" vào năm 1975, ban lãnh đạo Kodak đã cười lớn. Năm 2012, hãng này tuyên bố phá sản do không kịp thích nghi với kỷ nguyên kỹ thuật số.

Yahoo không sớm loại đối thủ Google: Khi Google mới xuất hiện, Yahoo - lúc đó là hãng dịch vụ Internet lớn nhất thế giới - tổ chức nhiều cuộc họp bàn về việc mua lại Google, nhưng cuối cùng không đưa ra quyết định sáp nhập. Hiện Google trị giá 500 tỷ USD còn Yahoo là 35 tỷ USD và đang rao bán chính mình.

Yahoo không sớm loại đối thủ Google: Khi Google mới xuất hiện và còn nhỏ bé, Yahoo đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn về việc mua lại Google, nhưng cuối cùng không mặn mà đưa ra quyết định sáp nhập. Hiện Google là tên tuổi lớn nhất trên Internet trong khi Yahoo đã phải bán mình. Yahoo cũng từng bị Facebook từ chối khi trả giá có 1 tỷ USD, nhưng lại sẵn sàng chi tới 5,7 tỷ USD để mua Broadcast.com năm 1999. Vấn đề là khi đó kết nối Internet quá chậm để mọi người có thể thưởng thức trọn vẹn các clip. 

Đồng sáng lập rời bỏ Apple: Bạn có biết ngoài Steve Jobs và Steve Wozniak, Apple còn một đồng sáng lập thứ ba là Ron Wayne? Wayne  đã bán 10% cổ phiếu của ông để lấy 1.500 USD vào năm 1976. Nếu giữ lại, hiện số cổ phiếu đó có giá hơn 50 tỷ USD.

Đồng sáng lập rời bỏ Apple: Bạn có biết ngoài Steve Jobs và Steve Wozniak, Apple còn một đồng sáng lập thứ ba là Ron Wayne? Wayne đã bán 10% cổ phiếu của ông để lấy 1.500 USD vào năm 1976. Nếu giữ lại, hiện số cổ phiếu đó có giá hơn 50 tỷ USD.

Microsoft chậm chạp khi gia nhập thị trường: Dù iPod của Apple đã nhiều năm làm mưa làm gió trên thị trường, Microsoft vẫn tỏ ra bình thản và mãi đến năm 2006 mới gia nhập bằng máy nghe nhạc Zune. Tuy nhiên, họ đã nhanh chóng thất bại khi chỉ vài tháng sau, iPhone ra đời và người dùng không còn nhu cầu mua máy nghe nhạc riêng nữa.

Microsoft chậm chạp gia nhập thị trường: Dù iPod của Apple đã làm mưa làm gió trên thị trường từ lâu, Microsoft vẫn tỏ ra bình thản và mãi đến năm 2006 mới gia nhập bằng máy nghe nhạc Zune. Tuy nhiên, đây là quyết định muộn màng vì chỉ vài tháng sau đó, iPhone ra đời và người dùng không còn nhu cầu sắm máy nghe nhạc riêng nữa.

RealNetworks không thích iPod: Cha đẻ của iPod là Tony Fadell ban đầu giới thiệu ý tưởng máy nghe nhạc này cho công ty âm nhạc RealNetworks nhưng họ không hứng thú. Fadell gia nhập Apple và giúp hãng này cho ra đời một trong những sản phẩm thành công nhất trong lịch sử công nghệ.

RealNetworks từ chối iPod: Khi "cha đẻ" của iPod là Tony Fadell giới thiệu ý tưởng máy nghe nhạc này, công ty âm nhạc RealNetworks không tỏ ra hứng thú. Fadell gia nhập Apple và giúp hãng này cho ra đời một trong những sản phẩm thành công nhất trong lịch sử công nghệ.

Apple sa thải Steve Jobs: Năm 1985, sau cuộc tranh cãi về máy Macintosh, cựu CEO Apple - John Sculley đã khiến Hội đồng quản trị đẩy bật Steve Jobs khỏi công ty do chính Jobs thành lập.

Apple sa thải Steve Jobs: Năm 1985, sau cuộc tranh cãi về máy Macintosh, cựu CEO Apple John Sculley đã khiến Hội đồng quản trị đẩy Steve Jobs khỏi công ty do chính Jobs thành lập. Đứng trên bờ vực phá sản, năm 1996, Apple đã phải mua lại công ty NeXT của Jobs như là cách để đưa ông trở về Apple và biến hãng trở thành công ty công nghệ mạnh nhất hiện nay.

Western Union không thấy tương lai của điện thoại: Nhà phát minh Alexander Graham Bell trình bày sáng chế của ông với Western Union từ năm 1876 nhưng hãng này từ chối triển khai ý tưởng. Graham Bell sau này thành lập công ty Bell Telephone và được AT&T mua lại.

Western Union không thấy tương lai của điện thoại: Nhà phát minh điện thoại Alexander Graham Bell trình bày sáng chế của ông với Western Union từ năm 1876 nhưng hãng này từ chối triển khai ý tưởng. Graham Bell sau này thành lập công ty Bell Telephone và được AT&T mua lại.

Blockbuster từ chối Netflix: Từ năm 2000, công ty Reed Hastings đã gặp Blockbuster (công ty cho thuê DVD và video trò chơi đình đám thời đó) để chào bán Netflix với giá 50 triệu USD nhưng bị từ chối. Ngày nay, thương hiệu Blockbuster đã biến mất trên thị trường và chính Netflix góp phần khiến DVD trở nên lỗi thời.

Blockbuster từ chối Netflix: Từ năm 2000, công ty Reed Hastings đã gặp Blockbuster (công ty cho thuê DVD và video trò chơi đình đám thời đó) để chào bán Netflix với giá 50 triệu USD nhưng bị từ chối. Ngày nay, thương hiệu Blockbuster đã biến mất trên thị trường và chính Netflix góp phần khiến DVD trở nên lỗi thời.

AOL bắt tay Time Warner: Đây được coi là vụ sáp nhập tàn phá nhất trong lịch sử các hãng công nghệ. Năm 2000, AOL chi tới 162 tỷ USD để mua hãng giải trí lớn nhất thế giới và tạo nên công ty có giá trị ước tính 350 tỷ USD. Hiện nay, số vốn hóa thị trường của Time Warner là 40 tỷ USD còn AOL chỉ là 2 tỷ USD. (Trong ảnh là cựu CEO của AOL Steve Case và cựu CEO của Time Warner Gerry Levin)

AOL bắt tay Time Warner: Đây được coi là vụ sáp nhập có sức "tàn phá" kỷ lục trong lịch sử công nghệ. Năm 2000, AOL chi tới 162 tỷ USD để mua hãng giải trí lớn nhất thế giới và tạo nên công ty có giá trị ước tính 350 tỷ USD. Thế rồi, cả hai lại chia tay nhau vào năm 2009. Ban lãnh đạo của Time Warner từng cay đắng thừa nhận đã ký kết hợp đồng tồi tệ nhất trong thế kỷ 21.

Nokia chọn sai nền tảng tiếp theo: Có quá nhiều sai lầm dẫn đến kết cục bị mua đi bán lại của Nokia những năm qua. Từng là ông hoàng trong thế giới di động, hãng Phần Lan ban đầu không sớm nhận ra mối đe dọa từ Apple iPhone, một phần doHọ chủ quan một phần vì mức giá 500 USD của iPhone cách đây nửa thập kỷ là khá đắt,

Nokia chọn sai nền tảng tiếp theo: Có quá nhiều sai lầm dẫn đến kết cục bị mua đi bán lại của Nokia những năm qua. Từng là ông hoàng trong thế giới di động, hãng Phần Lan không sớm nhận ra mối đe dọa từ Apple iPhone, một phần do mức giá 500 USD của iPhone cách đây cả thập kỷ được coi là "giá trên trời". Khi nền tảng iOS và Android trỗi dậy thì hệ điều hành Symbian mới bộc lộ sự già cỗi, lạc hậu và Nokia đã có một quyết định sai lầm là bắt tay với Microsoft sản xuất điện thoại Windows Phone.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận