Robot điện toán đám mây sẽ "trỗi dậy" trong vài năm tới

Robot điện toán đám mây sẽ "trỗi dậy" trong vài năm tới

công nghệ 4G, Huawei, robot, điện toán đám mây, Công nghệ 5G, robot điện toán đám mây, GTI, Sách trắng,

GTI là tổ chức được thành lập năm 2011, với sự tham gia của 132 nhà khai thác và 146 đối tác trong ngành, với sứ mệnh thúc đẩy sự phát triển của 4G hướng tới 5G, tạo thuận lợi cho sự hội tụ giữa truyền thông và các chuyên ngành, và khuyến khích một chu kỳ sáng tạo mới

"Sách trắng về 5G và Robot Điện toán Đám mây” được GTI phát hành cùng với China Mobile, SoftBank, Huawei Wireless X Labs, CloudMinds và Skymind. Trong đó, đề cập đến các khái niệm, công nghệ, xu hướng thị trường, chuỗi giá trị và các mô hình kinh doanh của robot ĐTĐM, đồng thời thực hiện phân tích chi tiết về cách thức công nghệ 5G sẽ mở ra tiềm năng tiềm ẩn cho thành công thương mại.

Theo cuốn Sách trắng này, số lượng robot đám mây được tiêu thụ trên toàn cầu sẽ đạt con số 50 triệu trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2020. Lợi ích của robot ĐTĐM sẽ có thể nhìn thấy rõ trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từ hậu cần, giám sát, giải trí và giáo dục, đến các nhiệm vụ liên quan đến việc gia đình.

Trong khi robot (người máy) truyền thống chấp nhận các lệnh của các bộ điều khiển cục bộ, các robot ĐTĐM được liên kết qua các hệ thống mạng tới các trung tâm kiểm soát dựa trên đám mây. Sự kết hợp giữa AI, dữ liệu lớn (big data) và khả năng tính toán hiệu năng siêu cao giúp làm giảm chi phí và yêu cầu tiêu thụ năng lượng của robot đám mây.

Theo Sách trắng, nền tảng robot, AI và mạng di động là ba yếu tố công nghệ chủ yếu hỗ trợ phát triển robot ĐTĐM.

Robot đám mây đặt ra các yêu cầu rất đặc thù cho các hệ thống mạng. Đám mây hoá các tác vụ thời gian thực dựa trên các kết nối cực kỳ tin cậy với độ trễ cực kỳ thấp. Thu thập dữ liệu cảm biến yêu cầu băng thông đường tải lên ổn định.

Ngoài ra, kiến trúc mạng phải có sự linh hoạt cao độ để đáp ứng các dịch vụ đa dạng. 5G, với băng thông lớn và độ trễ thấp, là sự lựa chọn lý tưởng cho việc truyền dữ liệu của robot điện toán đám mây. Hơn nữa, các kiến trúc lớp mạng 5G và mobile edge computing (MEC) có thể cung cấp các ứng dụng robot với sự hỗ trợ toàn vẹn có thể tùy biến. Vì vậy, 5G được thiết lập để đảm nhận vai trò của một yếu tố quan trọng nhằm vào sự thành công của robot điện toán đám mây.

GTI 2.0 đã chính thức ra mắt vào tháng 2/2016 để mở rộng quy mô TD-LTE, thúc đẩy sự phát triển của 5G và khuyến khích phát triển hội tụ. Nhóm làm việc robot ĐTĐM của GTI nhằm mục đích xây dựng hệ sinh thái đa ngành để loại bỏ bất kỳ rào cản nào, đồng thời thúc đẩy sự phát triển hội tụ của truyền thông và robot. Với sự trợ giúp của GTI, các chuyên gia truyền thông và robot đang cùng hợp tác để thảo luận về kiến trúc tiềm năng, phát triển các mẫu robot theo định hướng 5G và thực hiện các cuộc kiểm tra hiệu năng trên mạng của các nhà khai thác. Nhóm làm việc cũng rất quan tâm đến việc xác định và đáp ứng các yêu cầu kết nối của robot ĐTĐM.

Không chỉ tham gia vào việc phát hành Sách trắng này, Huawei cho biết đang tích cực tham gia vào các dự án nhóm làm việc robot đám mây của GTI, đồng thời sớm phát triển và thử nghiệm các mẫu ứng dụng theo định hướng 5G khác nhau. Theo đại diện Huawei, việc công bố Sách trắng robot ĐTĐM của GTI đánh dấu sự hợp tác thành công giữa các ngành truyền thông, robot và trí tuệ nhân tạo (AI). Huawei mong muốn mở rộng mức độ truyền thông và hợp tác với những thành tựu hiện tại để tạo nên một nền tảng vững chắc nhằm thúc đẩy sự phát triển của robot ĐTĐM trong tương lai.

 

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận