Sau khi mở khóa iPhone 5c, FBI tiếp tục mở khóa iPhone 6 và iPod

Sau khi mở khóa iPhone 5c, FBI tiếp tục mở khóa iPhone 6 và iPod

Sau khi mở khóa iPhone 5c, FBI tiếp tục mở khóa iPhone 6 và iPod

Thứ 4 vừa rồi , cảnh sát địa phương cho biết, phía FBI đã đồng ý giúp đỡ các nhà điều tra truy cập vào chiếc iPhone 6 và iPod có thể đang lưu giữ những bằng chứng liên quan đến vụ án giết người tại Arkansas ngay sau khi cơ quan này hack thành công chiếc iPhone trong vụ khủng bố San Bernardino.

Cody Hiland, luật sư bên nguyên trong vụ án tại Arkansas cho biết văn phòng FBI tại Little Rock đã đồng ý giúp văn phòng của ông truy cập vào 2 thiết bị bị khóa thuộc sở hữu của những kẻ tình nghi trong vụ giết hại cặp vợ chồng Robert và Patricia Cogdell.

Hiện chưa rõ liệu FBI có kế hoạch sử dụng lại biện pháp đã được sử dụng để hack chiếc iPhone 5c của tên Syed Rizwan Farook hay không. Phát ngôn viên của FBI tại Washington từ chối đưa ra bình luận.

Cặp vợ chồng Robert và Patricia Cogdwell đã bị giết ngay tại căn nhà của mình ở ngoại ô Little Rock hồi tháng 7. Bốn bị cáo có độ tuổi từ 14 đến 18 đã bị buộc tội giết người.

Các điều tra viên đã yêu cầu hoãn thi vụ xét xử Hunter Drexler, bị cáo 18 tuổi, vào thứ 3 vừa rồi, tức là chỉ chưa đầy 24 giờ sau khi FBI tuyên bố đã mở khóa thành công chiếc iPhone 5c mà Farook sử dụng.

Farook và vợ, Tashfeen Malik, đã tiến hành vụ tấn công đẫm máu tại Inland Regional Center vào tháng 12, làm 14 người chết và nhiều người bị thương. Các điều tra viên liên bang đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của tòa án để buộc Apple giúp họ mở khóa chiếc điện thoại nhưng bị Apple từ chối. Vụ việc đã khép lại khi FBI tìm được một bên thứ 3 giúp mình truy cập được vào dữ liệu bên trong chiếc máy.

Luật sư Hiland cho biết: “Chúng tôi có được chiếc iPod cách đây vài tuần. Hiển nhiên chúng tôi đã hay tin FBI mở khóa thành công chiếc điện thoại và chúng tôi muốn ít nhất là hỏi thử xem họ có bằng lòng giúp hay không”. Hiland không biết hệ điều hành đang sử dụng trong chiếc điện thoại thuộc sở hữu của bị cáo Drexler là gì.

Chiếc điện thoại này chính là tâm điểm của vụ án ở Arkansas. Mặc dù thuộc một model hiện đại hơn chiếc 5c của tên Farook nhưng nó cũng sử dụng passcode bằng ký tự tương tự như vậy. Một chiếc iPhone 6 có thể chạy trên hệ điều hành iOS 8 hoặc mới hơn, và mã hóa toàn bộ dữ liệu trên điện thoại khi bị khóa. Apple cho biết  mình cũng không có khả năng vượt qua được loại mã hóa này.

Mỗi lần nhập passcode không chính xác, máy sẽ bị vô hiệu quá trong một thời gian, như vậy có nghĩa là phần mềm của FBI sẽ buộc phải đưa vào hàng loạt những chuỗi mật khẩu và thời gian chờ lần sau sẽ còn lâu hơn lần trước.

Ngày thứ 3 vừa rồi,một quan chức FBI trả lời tờ Los Angeles Times cho biết mở khóa thành công chiếc điện thoại của tên Farook không có nghĩa là sẽ giúp cảnh sát có khả năng truy cập rộng hơn vào những dữ liệu bị mã hóa. Nhưng có thể từ sau vụ việc này, các nhân viên cảnh sát sẽ không còn phải phàn nàn rằng mã hóa thiết bị là một tảng đá ngáng đường của những vụ điều tra tội phạm nữa.

Quy trình được sử dụng để giành quyền truy cập vào chiếc điện thoại của tên Farook có thể không có tác dụng với các thiết bị khác, một nhân viên không được ủy quyền thảo luận về trường hợp này và phải giấu tên cho biết.  Nhân viên này cho rằng FBI có lẽ sẽ không sử dụng một công cụ mới cho các vụ khác vì nếu như vậy phương pháp này sẽ trở thành thứ bị điều tra tại tòa.

Crocker cho biết ông không chắc rằng vụ Arkansas sẽ tương tự như vụ liên quan đến chiếc điện thoại của Farook. Còn luật sư Hiland thì cho rằng ông không quan tâm đến việc nó có tạo nên một tiền lệ hay không. Ông chỉ muốn truy cập vào tất cả những chứng cứ hiện có: “Chúng tôi tập trung vào vụ việc. Công việc của chúng tôi là truy tìm công lý”.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận