"Tập thể dục" cho bộ não để chống lú lẫn

"Tập thể dục" cho bộ não để chống lú lẫn

Theo Entrepreneur, chúng ta có thể áp dụng 10 cách đơn giản sau để tăng cường trí nhớ.

Tăng cường vận động

 công nghệ và sức khỏe, trí não, nghiên cứu não bộ, suy giảm trí nhớ, cải thiện trí nhớ, Trí nhớ,

Tập thể dục, đặc biệt là chạy, giúp tăng khả năng ghi nhớ của não bộ.

Một nghiên cứu được thực hành trên chuột cho thấy việc tích cực vận động sẽ giúp sản xuất một loại protein là cathepsin B, vốn thúc đẩy tế bào thần kinh phát triển.

Bổ sung những thực phẩm tốt cho não

Quả óc chó đặc biệt tốt cho việc cải thiện trí nhớ của bạn, và không mấy khó khăn để đưa nó vào món salad hoặc ăn kèm sữa chua vào buổi sáng.

Những phát hiện từ Tạp chí Bệnh Alzheimer (Journal of Alzheimer’s Disease) phát hiện ra rằng các chất chống oxy hóa trong quả óc chó có thể giúp làm chậm quá trình suy giảm nhận thức.

Ngoài ra, cá cũng là một thực phẩm tuyệt vời với chức năng tương tự, chẳng hạn như cá hồi có axit béo omega-3 có thể giữ cho các tế bào não "mạnh khỏe".

Uống cà phê

Các nghiên cứu cho thấy caffeine tăng cường trí nhớ hợp nhất (quá trình mã hóa và lưu trữ).

Ngoài việc củng cố trí nhớ, những người uống cà phê cũng hạn chế được nguy cơ với bệnh tim mạch, bệnh thần kinh và bệnh tiểu đường type 2.

Ngủ đủ giấc

Các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Riverside, đã phát hiện ra rằng trong khi bạn ngủ, hệ thống thần kinh tự điều khiển, kiểm soát các hoạt động (như thở, nhịp tim và hệ tiêu hóa) cũng giúp củng cố trí nhớ.

Vì vậy, giấc ngủ có thể giúp trí nhớ ngắn hạn "ở lại" với chúng ta lâu hơn.

Đáng nói là, nghiên cứu cũng cho thấy rằng một giấc ngủ ngắn giữa ngày có thể giúp bạn suy nghĩ một cách linh hoạt hơn.

Viết tay các ghi chú

Các nghiên cứu cho thấy rằng việc tự tay viết các ghi chú giúp não bộ ghi nhớ vật chất tốt hơn. Rất có thể bởi vì nó cũng buộc bạn phải chú ý hơn đến các thông tin trong tầm tay.

Ăn đúng bữa, tránh ăn vào ban đêm

Một nghiên cứu của UCLA cho thấy: bữa ăn khuya có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng bộ nhớ của bạn, đặc biệt là khả năng ghi nhớ, tập trung và học tập.

Thí nghiệm thực hiện trên chuột cũng cho thấy rằng những con chuột ăn theo một lịch trình có thể thực hiện các bài kiểm tra trí nhớ dễ dàng hơn hơn những con chuột đã được ăn vào những thời điểm ngẫu nhiên.

Cười "xả láng"

Điều này đặc biệt hữu ích đối với người lớn tuổi trong việc cải thiện trí nhớ ngắn hạn.

Nghiên cứu được thực hiện như sau: Những người tham gia thí nghiệm xem các đoạn video hài hước trước khi tham gia một bài kiểm tra trí nhớ ngắn hạn, một nửa cười xả láng và nửa còn lại ngồi lặng lẽ.  Kết quả cho thấy việc cười sảng khoái, tận hưởng thời gian thư giãn rất hữu ích trong việc giảm stress, tăng cường chức năng bộ nhớ.

Tập yoga

Tạp chí Bệnh Alzheimer phát hiện ra rằng việc tập yoga hay thiền định ít nhất một lần một tuần giúp cải thiện chức năng não, đồng thời ngăn ngừa suy giảm nhận thức.

Yoga cũng có thể làm cho bạn hạnh phúc hơn, làm tăng lưu lượng máu, giúp chúng ta tập trung tốt hơn.

Làm cho mình "bận rộn"

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người sống cuộc sống bận rộn thực sự có trí nhớ tốt hơn. Đặc biệt, người thường xuyên bận rộn có tốc độ xử lý (tình huống) nhanh hơn những người khác.

Điều này cho thấy, có thể có một mối tương quan tự nhiên giữa việc những người có trí nhớ tốt và thông minh thường có xu hướng tìm kiếm những việc kích thích tinh thần.

Thực tế, đây chính là mẫu người "tháo vát", tài lược mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống: Họ nắm tình huống nhanh, ra quyết định tức thời và có óc liên tưởng tuyệt vời.

Có những trải nghiệm mới

 công nghệ và sức khỏe, trí não, nghiên cứu não bộ, suy giảm trí nhớ, cải thiện trí nhớ, Trí nhớ,

Làm những việc mới, hoặc phá vỡ các thói quen để thử thách và tập luyện co cơ thể, điều này có thể giúp chức năng ghi nhớ của não tốt hơn.

"Não của chúng ta liên tục quyết định điều gì là quan trọng, đủ để nhớ và những gì có thể được xóa bỏ" - R. Douglas Fields, chuyên viên cấp cao Khoa Thần kinh tại Viện Y tế Quốc gia (Mỹ) cho biết - "Khi bạn  ở trong một tình huống mới, bộ não của bạn cho rằng thông tin là quan trọng và giữ lại".

TheoEntrepreneur

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận