Thế mạnh của mô hình "vứt bỏ" văn phòng cố định

Thế mạnh của mô hình "vứt bỏ" văn phòng cố định

Công ty 90 Seconds là nền tảng sản xuất video dựa trên nền tảng đám mây. Mọi hoạt động từ khi khách hàng đặt hàng cho đến khi hoàn tất sản phẩm đều thực hiện thông qua website của công ty và do đó, dù đã ra đời 4 năm, 90 Seconds không có một trụ sở cố định. 

Có lần, Norton đã thuê một ngôi nhà ở Bali để team của ông cùng ngồi lại đại tu toàn bộ website. “Thật tuyệt vời để xây dựng doanh nghiệp theo cách này, bởi vì bạn được làm việc với những người đến từ khắp nơi trên thế giới, tiêu biểu cho những nền văn hóa toàn cầu. Vì thế, công ty của bạn cũng trở nên tiêu biểu trên thế giới”, Norton nói với CNBC.

Startup, khởi nghiệp, ceo, ceo tim norton,90 seconds, uber, laptop
CEO 90 Seconds - Tim Norton. Ảnh: CNBC.

Tim Norton - nhà sáng lập và CEO của 90 Seconds đã đi nhiều nơi trên thế giới, chỉ với một chiếc laptop trong tay để điều hành doanh nghiệp. Norton muốn xây dựng 90 Seconds trở thành Uber của ngành video.

Ông dẫn chứng những công ty như Uber, Airbnb, SkyScanner và những co-working space (không gian làm việc chung) vừa là công cụ, vừa là động lực để ông xây dựng một doanh nghiệp kiểu mới, vừa đi khắp thế giới vừa xây dựng cơ nghiệp của mình. 

“Vì sao bạn phải cần một ngôi nhà hay thuê một căn hộ toàn thời gian trong khi bạn có thể có những trải nghiệm hoàn toàn mới khi là một doanh nhân du mục”, Norton chia sẻ.

Ra mắt năm 2010, 90 Seconds đã sản xuất được hơn 10.000 video cho khách hàng trên 80 quốc gia. Nó đã giúp hàng loạt các công ty bao gồm Visa hay Microsoft tạo ra các video ngắn. Công ty phát triển một cách đầy hấp dẫn và thu hút 7,5 triệu USD từ Sequoia India ở vòng gọi vốn Seria A đầu năm nay.

Hiện nay, 90 Seconds có 94 nhân viên và có mặt ở 7 quốc gia, đồng thời tuyên bố có thể tạo ra 15 triệu USD hàng năm trên thị trường Hoa Kỳ, châu Âu và Châu Á.

Startup, khởi nghiệp, ceo, ceo tim norton,90 seconds, uber, laptop
Đội ngũ 90 Seconds tại New Zealand. Ảnh: Tech in Asia.

Công ty này cũng khá lạc quan về mô hình “Gig company” – nền kinh tế tự do, lúc đó người lao động sẽ ký các hợp đồng ngắn hạn với nhiều công ty cùng lúc, không cần làm việc theo giờ hành chính. Norton khuyến khích nhân viên hãy làm việc ở bất cứ đâu mà họ muốn, tại các co-working, quán cà phê hay nhà của họ. 

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận