Thực tế ảo sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào?

Thực tế ảo sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào?

Theo các chuyên gia, trong những năm gần đây, các công nghệ được phát triển như thực tế tăng cường (Augmented Reality), thực tế ảo (Virtual Reality) và thực tế ảo hỗn hợp (Mix Reality)  đã ngày càng khả thi trên phương diện thương mại nhờ vào sự tăng nhanh của các thiết bị phần cứng và phần mềm có giá tiền phải chăng. Đó cũng là tiền đề để các ứng dụng AR và VR tác động lên cuộc sống của con người, không chỉ làm mọi thứ thú vị hơn với các sản phẩm giải trí, mà còn giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân công... cho nhiều ngành công nghiệp.

Autodesk, thực tế ảo, đồ họa 3D, Augmented Reality, Virtual Reality, Autodesk Live Design, Thực tế tăng cường, thực tế ảo hỗn hợp, Mix Reality,
Khách tham dự Hội thảo “Autodesk Live Design" cùng chia sẻ những trải nghiệm về cách thức thực tế ảo tác động lên cuộc sống

Chia sẻ tại Hội thảo, đại diện Autodesk cho biết, để hỗ trợ các nhà thiết kế đồ họa đa truyền thông, Autodesk đã mang đến nhiều sản phẩm như 3DS Max, Maya và đặc biệt là Stingray, một công nghệ trực quan dành cho thiết kế và làm game, đưa ra môi trường sống ở thời gian thực, nơi những thiết kế được kết xuất đồ họa ngay lập tức, nhờ đó hiện thực hóa thông tin xây dựng.

Kết nối giải trí

Nếu như có một loại hình nào mang tính ứng dụng thực tiễn cao dành cho công nghệ AR và VR thì đó chính là ngành công nghiệp truyền thông và giải trí trên thế giới. Thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) cho phép các nhà thiết kế có thể tạo nên một thế hệ nền tảng tiếp theo nhằm đem đến trải nghiệm chân thật và nhiều cảm xúc hơn.

Đại diện Autodesk cho biết, đó cũng chính là lý do họ đã phát triển game engine 3D Stingray và phần mềm dựng hình trên thời gian thực, để đơn giản hóa quá trình làm game cho các chuyên gia và nhà phát triển game, từ đó dễ dàng tạo ra những thế giới mới đầy lôi cuốn.

Ví dụ như game “Adr1ft” của ThreeOneZero, game này được cài đặt trên PC và có thể chơi được với kính thực tế ảo Oculus Rift. Game được xây dựng bằng cách sử dụng công cụ siêu thực Unreal Engine, và nội dung kết nối 3D được thực hiện bằng phần mềm hoạt hình 3ds Max and Maya.

Những công trình tốt hơn

Một trong những ví dụ về tác động của thực tế ảo đến ngành xây dựng được đưa ra là Stingray engine – công cụ không chỉ dành riêng cho game. Trên thực tế, trong việc thiết kế tòa nhà, nó còn giúp các chuyên gia hình dung rõ hơn về dự án, mô phỏng các mẫu thiết kế cũng như thể hiện cách những mẫu này sẽ hoạt động sau khi chúng được xây dựng và đi vào vận hành. Việc này giúp các nhà thiết kế trình bày ý tưởng tốt hơn cho các khách hàng.

Người dùng có thể lấy dữ liệu hữu ích từ thông tin mẫu nhà (BIM) rồi gửi chúng đến ứng dụng VR. Điều này mang đến trải nghiệm việc đi xuyên qua tòa nhà và xem những khía cạnh khác nhau của thiết kế với hình ảnh thực tế chất lượng cao. Qua đó, các nhà thiết kế không chỉ trình bày tốt hơn ý tưởng của mình mà còn bảo đảm rằng những những thiết kế này sẽ đáp ứng mong đợi và yêu cầu của khách hàng.

Ngành công nghiệp ô tô cũng được hưởng lợi

Một số nhà thiết kế trong ngành công nghiệp ô tô hiện nay vẫn tạo dựng mô hình đất sét để có thể hình dung sản phẩm cuối cùng nhìn sẽ như thế nào. Tuy nhiên, hãy nghĩ rằng nếu như bạn có thể trải nghiệm các thiết kế ô tô của mình ở quy mô lớn như thực tế, thay vì một mô hình đất sét quy mô khá nhỏ?

Đó chính là những gì công nghệ AR và VR có thể làm được. Tất cả các yếu tố nhỏ trong thiết kế xe hơi - ví dụ các chi tiết hỗ trợ con người như tài xế phải vươn cánh tay bao xa để chạm được bảng điều khiển – đều có thể được điều chỉnh chính xác hơn nhiều vì lúc này nhà thiết kế được trải nghiệm cảm giác giống như đang ngồi trong một chiếc xe hơi thật, thay vì chỉ được nhìn nó qua hình ảnh 2D trên màn hình máy tính.   

Autodesk đã thực hiện một số thăm dò quan trọng trong lĩnh vực này với một sản phẩm có tên gọi VRED, một phần mềm trực quan giúp các nhà thiết kế và kỹ sư ô tô tạo ra những mẫu sản phẩm trưng bày, đánh giá thiết kế và xây dựng những nguyên mẫu ảo.

VRED có thể làm việc kết hợp với không gian AR để chiếu thông tin thiết kế 3D khác nhau. Nếu bạn có một mô hình ô tô bằng đất sét hoặc xốp, bạn cũng có thể chiếu các vật liệu hoặc thiết kế cấu hình khác nhau lên mô hình này, từ đó cho phép nhiều người trong phòng có thể xem các mẫu thiết kế. Volvo và Volkswagen đã làm một số thử nghiệm thú vị trong lĩnh vực này. Ngoài ra, VRED còn có thể hoạt động tốt cùng Oculus Rift và HTC Vive’s màn hình hiển thị thực tế ảo đội đầu (VR Head Mounted Displays – VR HMDs). 

Đào tạo toàn diện

Đối với một số ngành công nghiệp như xây dựng, sản xuất và dầu khí, AR và VR là một công cụ đầy tiềm năng để phục vụ cho việc đào tạo thực tế ảo, đem đến trải nghiệm thực địa cho người dùng trước khi bạn thực sự đến địa điểm đó.

Hãy tưởng tượng đến một dàn khoan dầu ở giữa biển Bắc, hoặc một công trình xây dựng nằm sâu trong rừng rậm Brazilian. Đây không chỉ là các dự án làm việc từ xa mà còn là những công trường nguy hiểm. Với VR, bạn hoàn toàn có thể mô phỏng các môi trường này để giúp các công nhận làm quen với điều kiện làm việc trong những buổi đào tạo chuyên sâu.

Trong lĩnh vực này, thực tế ảo hỗn hợp (Mix Reality) có thể tiếp tục đóng vai trò sửa chữa và bảo trì. Ví dụ như trao đổi một lưỡi khoan trên giàn khoan dầu sec trở nên dễ dàng hơn nếu có đủ thông tin cần thiết cho phép bạn biết được chính xác những bộ phận nào bạn cần tháo ra và thay thế.

Nâng cao trải nghiệm thực tế hỗ trợ cho ngành giáo dục

Autodesk cho biết, gần đây họ đã quét được bản sao 3D của con tàu mặt trăng lịch sử Apollo 11 - vốn đang ngày càng bị xuống cấp theo thời gian. Việc thu thập những dữ liệu đó cho phép bảo tồn bản sao số của tàu Apollo 11,  và quan trọng hơn là chia sẻ nó với những người khác để phục vụ cho mục đích giáo dục. Khi giáo dục được kết hợp với những khả năng mà AR và VR mang lại, học sinh trong các lớp học trên toàn thế giới có thể bước vào Apollo 11 và tự mình trải nghiệm con tàu này.

 

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận