Tính năng chia sẻ dữ liệu của Facebook lại biến thành thảm họa như thế nào?

Tính năng chia sẻ dữ liệu của Facebook lại biến thành thảm họa như thế nào?

Năm 2007, Mark Zuckerberg đã đứng trên sân khấu ở San Francisco và tuyên bố rằng Facebook sẽ "mở toang cửa". Mark nói Facebook sẽ không còn là một sản phẩm phần mềm đóng như các mạng xã hội khác. Thay vào đó, Facebook sẽ trở thành một nền tảng mở và mời các nhà phát triển bên ngoài xây dựng ứng dụng và chương trình trên đó.

Mark nói với phóng viên: "Chúng tôi muốn Facebook trở thành một hệ điều hành".

Tính năng chia sẻ dữ liệu của Facebook lại biến thành thảm họa như thế nào?

Vào thời điểm đó, thông báo trên đã thu hút giới lập trình. Các nhà phát triển nhanh chóng cho ra các ứng dụng thú vị và kỳ quặc trên Facebook. Giờ đây, Các trò chơi phổ biến như FarmVille, hay các ứng dụng như Tinder và Spotify đã bắt đầu cho phép người dùng đăng nhập bằng thông tin Facebook. Ở một số góc độ, đó thực chất là một hiệp ước thương mại công bằng. Facebook sẽ hằn sâu hơn vào thói quen sử dụng internet của người dùng, còn các nhà phát triển ứng dụng bên ngoài lại tiếp cận được đối tượng người dùng lớn và những dữ liệu có giá trị của người dùng. Hàng triệu ứng dụng đã được tạo bằng các công cụ nền tảng mở của Facebook.

Người dùng của Facebook hầu như không hề cảm thấy bất an. Chắc chắn, những ứng dụng này đã thu thập dữ liệu về cuộc sống của họ. Nhưng có vẻ người dùng chỉ cảm thấy thuận tiện và vô hại. Xét cho cùng, thực sự, có gì sai?

Ngày nay, sau hơn một thập kỷ, hậu quả của sự việc trên đã trở nên rõ ràng. Cuối tuần vừa qua, tờ New York Times đưa tin Cambridge Analytica, một công ty tư vấn của Anh, đã thu thập dữ liệu cá nhân của khoảng 50 triệu người sử dụng Facebook và dùng nó để nhắm đến các cử tri thay mặt cho "chiến dịch Trump" trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Điều xảy ra với Cambridge Analytica không phải là vấn đề vi phạm dữ liệu, vì thông tin cá nhân này không bị đánh cắp từ các máy chủ của Facebook. Thay vào đó, nó được phát miễn phí cho nhà sản xuất của ứng dụng có tên "thisisyourdigitallife" trên Facebook.

Ứng dụng này, do giáo sư Đại học Cambridge phát triển, đã thu thập dữ liệu về 270.000 người cài đặt, cùng với dữ liệu về bạn bè của họ trên Facebook, với tổng cộng 50 triệu người. Giáo sư Aleksandr Kogan sau đó đã đưa dữ liệu ông thu hoạch được cho Cambridge Analytica.

Về mặt kỹ thuật, chỉ bước cuối cùng này mới vi phạm các quy tắc của Facebook, trong đó ngăn cấm bán hoặc cho dữ liệu do ứng dụng của bên thứ ba thu thập được. Phần còn lại của quá trình chỉ là việc kinh doanh như bình thường. Ứng dụng của bên thứ ba thu thập số lượng lớn thông tin cá nhân chi tiết về người dùng Facebook hàng ngày, bao gồm độ tuổi, vị trí, các trang mà họ thích và các nhóm họ tham gia. Người dùng có thể chọn không tham gia chia sẻ các mẩu thông tin cụ thể, nhưng không rõ bao nhiêu người làm thế.

Facebook không chỉ cho phép thu thập lượng lớn dữ liệu mà còn khuyến khích điều đó, bởi Facebook muốn các nhà phát triển vui vẻ xây dựng ứng dụng trên nền tảng của hãng. Theo như Facebook nói, sự cho phép đó là tính năng, chứ không phải lỗi.

Nhưng sau những sự cố rò rỉ dữ liệu như với trường hợp Cambridge Analytica, một số người đang đặt câu hỏi về cái giá của các chính sách lỏng lẻo trên một nền tảng có tới 2,2 tỷ người dùng.

Can Duruk, một nhà tư vấn công nghệ và kỹ sư phần mềm cho biết: "Có vẻ thật điên rồ khi bạn có thể đưa ra quyết định ngẫu nhiên về số liệu của rất nhiều người". Facebook, theo như ông nói, "rất lỏng lẻo với những dữ liệu mà họ cho phép mọi người thu thập".

Trong một bài đăng trên Facebook hôm thứ Hai, Andrew Bosworth, phó chủ tịch Facebook, thừa nhận suy nghĩ đó có thể là một sai lầm.

Ông Bosworth viết: "Chúng tôi nghĩ mọi ứng dụng có thể mang tính cởi mở xã hội. Lịch của bạn nên có các sự kiện và ngày sinh nhật bạn bè, bản đồ của bạn nên biết nơi bạn bè sống, sổ địa chỉ của bạn nên hiển thị hình ảnh của họ. Đó là một tầm nhìn hợp lý nhưng không thể hiện được cách mà chúng tôi kỳ vọng".

Ngăn chặn các nhà phát triển dữ liệu khai thác kho báu thông tin cá nhân trên Facebook vẫn là thách thức. Vào năm 2015, Facebook đã loại bỏ khả năng các nhà phát triển thứ ba thu thập thông tin chi tiết về bạn bè của những người dùng đã cài đặt ứng dụng, với lý do riêng tư. Facebook cũng đã tước bỏ các công cụ mà các nhà phát triển dùng để tạo ra các trò chơi và các câu đố với các thông báo gây phiền nhiễu.

Nhưng các chức năng cốt lõi của công cụ nền tảng mở trên Facebook vẫn còn nguyên vẹn. Hiện vẫn còn có nhiều ứng dụng của bên thứ ba như "thisisyourdigitallife", thu thập dữ liệu chi tiết về người dùng Facebook. Dữ liệu đó không biến mất, và Facebook không có cách nào để ngăn chặn nó rơi vào tay kẻ xấu.

Không phải tất cả truy cập dữ liệu mở đều được sử dụng một cách vô trách nhiệm. Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ đã sử dụng các công cụ phát triển bên thứ ba của Facebook để đối phó với thiên tai.

Theo New York Times, trong trường hợp của Facebook, các chính sách về dữ liệu mở cũng tốt cho kinh doanh. Các nhà phát triển thứ ba đã xây dựng hàng triệu ứng dụng trên nền tảng Facebook, cho phép người dùng Facebook có thêm nhiều lý do để dành thời gian vào trang web và tạo thêm thu nhập từ quảng cáo cho công ty. Hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu sẽ hạn chế tính hữu ích của Facebook đối với các nhà phát triển và có thể thúc đẩy họ xây dựng trên nền tảng đối lập thay vì làm cho những sản phẩm đó tốt hơn.

Hoàng Lan

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận