Trẻ em nghiện game vì thiếu thốn về mặt tâm lý, không phải do bản thân trò chơi!

Trẻ em nghiện game vì thiếu thốn về mặt tâm lý, không phải do bản thân trò chơi!

Câu trả lời là có, Fortnite là một game lành mạnh. Tuy nhiên, để phân tích một trò chơi điện tử có hại với trẻ em hay không thì cần đánh giá nhiều yếu tố. Fortnite chỉ là một trong vô vàn ví dụ về việc những đứa trẻ bỏ ra quá nhiều thời gian cho các tựa game. Các bậc phụ huynh phải hiểu được tại sao trẻ em lại chơi game, cũng như khi nào thì cần phải lo lắng, khi nào thì có thể thư giãn khi thấy con em mình chơi game.

Từ "nghiện" đang được sử dụng khá nhiều và có phần bừa bãi khi nói về một sở thích của một người nào đó. Ví dụ như cô ấy nghiện trà sữa, chị ta nghiện mua giày, anh ta nghiện đọc truyện,... Nếu như các hành vi đó không gây ra các tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như các hoạt động thường ngày khác, thì đó không phải là nghiện, đó chỉ là một niềm đam mê quá mức mà thôi.

Vấn đề này không chỉ dừng lại ở mặt ngữ nghĩa. Một người chỉ "nghiện" khi họ bất chấp tất cả để thỏa mãn nhu cầu của mình, dù biết rằng nó hoàn toàn có hại. Các bậc phụ huynh có thể lo ngại con mình nghiện game, nhưng nếu chúng vẫn có thể dừng bất kỳ lúc nào, tham gia vào các hoạt động khác như chơi thể thao, ăn tối cùng gia đình, đi dạo với bạn bè,... đó hoàn toàn không phải là nghiện.

Thông thường, các bậc phụ huynh tỏ ra lo lắng khi trẻ mải mê chơi game mà bỏ bê việc nhà, làm bài tập,... nhưng có một điều cần lưu ý rằng, trẻ em không hề thích những công việc này, và nếu không chơi game thì chúng cũng trốn làm việc khác (nghe nhạc, xem phim,...) mà thôi.

Trẻ em nghiện game vì thiếu thốn về mặt tâm lý, không phải do bản thân trò chơi!

Trên thực tế, việc chơi game một cách điều độ còn được chứng minh là có nhiều lợi ích. Một nghiên cứu được thực hiện bởi tiến sĩ Andrew Przybylski của Đại học Oxford tiết lộ rằng, chơi game một giờ mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, còn chơi từ ba giờ trở lên sẽ bắt đầu có tác hại.

Trở lại câu hỏi chính, điều gì làm cho các trẻ em thanh niên lại đam mê chơi game đến vậy? Điều gì làm cho một cậu bé không nghiện game nhưng cũng khó lòng rời tay khỏi chiếc điện thoại đang chơi ?

Câu trả lời sẽ liên quan đến cách mà các trò chơi nắm bắt và giải quyết được các nhu cầu tâm lý cơ bản của trẻ.

Theo các tiến sĩ Edward Deci và Richard Ryan, mọi người có ba thứ cần phải thỏa mãn:

Một là năng lực – là khả năng về sự thành thạo, sự tiến bộ, thành tích trong một lĩnh vực nào đó. Hai là quyền tự quyết – tự do sự lựa chọn của bản thân. Và cuối cùng là quyền lực – một niềm khao khát mình là người quan trọng trong mắt người khác.

Tuy nhiên, hầu như mọi trẻ em đều không được thỏa mãn ba yếu tố tâm lý cơ bản trên.

Trường học, nơi trẻ em dành phần lớn thời gian trong ngày của mình, nó lại đối lập hoàn toàn với tâm lý cảm thấy có năng lực, quyền tự quyết và tầm quan trọng của mình. Ở trường học, các em được bảo phải làm gì, ở đâu, như thế nào, ăn gì, mặc gì,… hoàn toàn đối nghịch với tâm lý của trẻ.

Còn trong các trò chơi, trẻ em được quyền tự chọn một nhân vật, kỹ năng mà mình muốn phát triển, được quyền tự quyết định các hành động của mình, và mong muốn chơi hay hơn để là một người quan trọng trong đội. Một điều nữa, trong trò chơi, trẻ có thể thoải mái giao lưu trò chuyện với người khác, mà trong thực tế thường không dễ dàng làm như vậy.

Có một điều không thể phủ nhận là trẻ em đang ngày càng phải chịu nhiều sức ép hơm. Trước đây, thế hệ của các phụ huynh chẳng hạn, trẻ có thể đi chơi sau giờ học, còn ngày nay, hầu như các bậc cha mẹ đều phải ép trẻ đi học thêm sau khi đã học ở trường, về nhà lại tiếp tục học bài và làm bài tập. Cho nên chúng ta không cần phải quá ngạc nhiên, vì tâm lý của trẻ - thứ mà chúng ta không thể hiểu được - nó xuất phát từ tâm lý bị giam giữ ngày này qua ngày khác. Không ai có thể dám chắc rằng trò chơi sẽ giúp trẻ cảm thấy thư giản hơn, nhưng ít ra nó cũng đã đáp ứng một điều nào đó (hoặc có thể là tất cả) trong ba yếu tố tâm lý cơ bản như ở trên.

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ có thể cần lưu ý. Không có trò chơi nào có thể mang đến cho trẻ cảm giác về năng lực tốt bằng cách tự trẻ hoàn thành một nhiệm vụ khó khăn, hoặc học một kỹ năng theo cách riêng của chúng. Fortnite không thể cạnh tranh được với niềm vui khi trẻ được tự do khám phá những bí ẩn trong thế giới thực, cũng như không có mạng xã hội nào có thể cung cấp cho trẻ một cảm giác thân thuộc, an toàn và ấm áp đến từ gia đình, những người thương yêu chúng vô điều kiện như vậy.

Vậy nên các cha mẹ hãy hiểu được tâm lý của trẻ, từ đó giúp trẻ học được cách có thể làm những việc hữu ích hơn là chơi game. Từ từ dạy các thói quen tự điều chỉnh, giúp trẻ tìm ra các sự lựa chọn thay thế hữu ích hơn là chơi game, từ đó phụ huynh có thể giúp trẻ tìm thấy những yếu tố tâm lý mà chúng đang tìm kiếm.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận