Trung Quốc kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, tham vọng thành công xưởng chip số 1 thế giới

Trung Quốc kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, tham vọng thành công xưởng chip số 1 thế giới

Trung Quốc đang muốn kêu gọi nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhằm trở thành một công xưởng hàng đầu thế giới về sản xuất bán dẫn, một động thái bất ngờ tại thời điểm Mỹ đang phản đối mục tiêu thống trị các công nghệ thế hệ mới của Trung Quốc.

Nhằm giảm bớt sự phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ nước ngoài, chính phủ Trung Quốc đã thành lập quỹ với mục tiêu thu hút tới 200 tỷ nhân dân tệ (31,7 tỷ USD) để chống lưng cho một loạt các công ty trong nước, từ các nhà thiết kế vi xử lý đến các nhà sản xuất thiết bị. Quỹ Đầu tư Công nghiệp Mạch Tích hợp Trung Quốc (quỹ IC) giờ đây sẽ nhận nguồn tiền từ nước ngoài, theo cơ quan quản lý ngành công nghiệp công nghệ Trung Quốc cho biết.

"Quỹ IC quốc gia của Trung Quốc hiện vẫn trong giai đoạn gây quỹ lần thứ hai. Chúng tôi hoan nghênh các công ty nước ngoài tham gia vào quỹ này", Chen Yin, kỹ sư và là phát ngôn viên của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, nói.

Trung Quốc kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, tham vọng thành công xưởng chip số 1 thế giới

Các chất bán dẫn là trung tâm của vụ căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, vụ tranh chấp đang làm tăng thuế quan, nhụt chí đầu tư của Trung Quốc vào các công ty Mỹ và cản trở sự phát triển của Trung Quốc từ công nghệ không dây 5G đến trí tuệ nhân tạo. Chính phủ Mỹ thậm chí còn xem xét sử dụng một bộ luật năm 1977, trong đó Tổng thống Donald Trump có thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, chặn các giao dịch và tịch thu tài sản.

Việc Mỹ đưa ZTE vào "danh sách đen" trong 7 năm đã nhắc nhở Bắc Kinh về yêu cầu cấp bách giảm bớt sự phụ thuộc vào công nghệ của Mỹ. Hành động chống lại ZTE trớ trêu thay đã tiếp thêm sức mạnh cho kế hoạch hiện tại của Trung Quốc, chi khoảng 150 tỷ USD trong 10 năm để đạt được vị trí dẫn đầu trong thiết kế và sản xuất chip - một tầm nhìn mà các quan chức Mỹ đã cảnh báo liên tục là có thể gây hại cho lợi ích của Mỹ.

Trung Quốc đang cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc vào công nghệ Mỹ, chiếm khoảng 200 tỷ USD chất bán dẫn nhập khẩu hàng năm – tương đường với số tiền mà Trung Quốc phải chi cho việc nhập khẩu dầu. Theo hãng phân tích PwC LLP, Trung Quốc mua khoảng 59% chip được bán trên toàn thế giới, nhưng các nhà sản xuất trong nước chỉ chiếm 16,2% doanh thu toàn cầu của ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, mối lo lớn hơn là ngành công nghiệp bán dẫn yếu kém có thể khiến an ninh quốc gia suy yếu và cản trở một ngành công nghệ đang phát triển mạnh.

Vòng gây vốn đầu tiên của Quỹ IC đã huy động được khoảng 140 tỷ NDT, và được giải ngân cho hơn 20 công ty, trong đó có ZTE và nhà sản xuất chip Semiconductor Manufacturing International Corp. Các nhà đầu tư trong đợt gọi vốn đầu tiên chủ yếu là các chính quyền trung ương và địa phương, và các doanh nghiệp nhà nước. Bloomberg cho biết vẫn chưa rõ liệu Bộ Công nghiệp và CNTT Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận đầu tư với công ty nước ngoài nào hay chưa.

Chen Yin, người phát ngôn của Bộ Công nghiệp và CNTT, nói: "Trung Quốc là một thị trường thông tin điện tử rộng lớn và chúng tôi sẽ tiếp tục đi theo con đường đổi mới và hợp tác quốc tế. Chúng tôi sẽ thúc đẩy những đột phá nhanh hơn trong các công nghệ chủ chốt".

Hoàng Lan

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận