Từ OECD đến G20: Các chính sách thuế của tiền mật mã cần sự rõ ràng trên toàn cầu

Từ OECD đến G20: Các chính sách thuế của tiền mật mã cần sự rõ ràng trên toàn cầu

Từ OECD đến G20: Các chính sách thuế của tiền mật mã cần sự rõ ràng trên toàn cầu

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế , một cơ quan liên chính phủ toàn cầu, đã kêu gọi sự thỏa thuận về các khuôn khổ mới cho việc đánh thuế các công nghệ mới nổi như tiền mật mã.

Trong một báo cáo gửi tới các Bộ trưởng tài chính và các nhà quản lý Ngân hàng Trung ương của các nước thành viên G20 vào hôm thứ ba, OECD cho biết họ đang tìm cách phát triển các công cụ thực tiễn và xây dựng hợp tác để "kiểm tra những hậu quả về thuế của các công nghệ mới", chẳng hạn như tiền mật mã và công nghệ sổ cái phân tán.

Trong nỗ lực mới, tổ chức cho biết, sẽ bắt đầu ngay lập tức như là một phần của Khung thống nhất rộng hơn mà OECD đang phát triển. Khung sẽ được cập nhật vào năm 2019, trước khi được đưa ra vào năm 2020, OECD cho biết.

OECD chủ yếu hoạt động theo hướng kích thích phát triển kinh tế giữa các khu vực, thừa nhận rằng các công nghệ mới như blockchain mang lại những lợi thế về công nghệ đáng kể, tuy nhiên chúng cũng mang lại sự không chắc chắn về trách nhiệm thuế - một lĩnh vực mà cơ quan tìm cách giải quyết thông qua chuẩn hoá trong khuôn khổ của nó.

"Các công nghệ như blockchain làm tăng cả phương pháp lưu trữ mới, an toàn đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tiền mật mã, thứ mà có thể mang rủi ro cho lợi ích đạt được về sự minh bạch thuế trong thập niên vừa qua", báo cáo cho hay.

Việc đánh thuế tiền mật mã là chủ đề tranh cãi giữa các khu vực khác nhau.

Mặc dù hiện tại không có tiêu chuẩn toàn cầu để xác định liệu lợi ích thu được từ kinh doanh tiền mật mã có phải chịu thuế hay không, một số nước, như Mỹ và Nhật Bản, đã bắt đầu áp dụng các luật thuế hiện hành đối với công nghệ mới ra đời này.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận