Ứng dụng giao tiếp bùng nổ

Ứng dụng giao tiếp bùng nổ

Mảnh đất màu mỡ

Khu vực sinh sống sẽ quyết định phần lớn việc khách hàng sử dụng loại ứng dụng nào trong hàng loạt các ứng dụng hiện có. Tại Trung Quốc, người dân sử dụng ứng dụng gọi điện nhắn tin miễn phí phổ biến nhất là WeChat. Còn Line là ứng dụng dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực này tại Nhật Bản.

Tương tự, người Hàn Quốc đã tạo ra KakaoTalk còn khu vực Canada và Mỹ có Kik. Bên cạnh đó, Ấn Độ có Hike và các quốc gia Ả-rập sử dụng Palringo và Soma. 

Việc hàng loạt hãng lớn trong ngành lần lượt công bố giá trị công ty cao ngất ngưởng đã biến thị trường ứng dụng nhắn tin miễn phí trở thành mảnh đất màu mỡ đầy hứa hẹn với sự ra đời của nhiều cái tên mới.

Điển hình là thương vụ đình đám trị giá 22 tỷ USD vào năm 2014 khi “ông trùm” Facebook mua lại WhatsApp. Bên cạnh đó là việc ứng dụng Snapchat được định giá đến 20 tỷ USD. Trong tháng 7/2016, Line tiến hành IPO, chào bán cổ phiếu lần đầu trên thị trường, nhưng bất ngờ thu về tận 1,3 tỷ USD, nâng tổng giá trị của ứng dụng này cán mốc 6 tỷ USD.

Không dừng lại ở việc tập trung phát triển ứng dụng của mình, các hệ thống ứng dụng giao tiếp lớn đang rót tiền đầu tư vào nhau. Ví dụ, WeChat tài trợ 175 triệu USD cho ứng dụng Hike của Ấn Độ. Đây là một phần nguyên nhân vì sao cư dân toàn cầu bị cuốn vào những ứng dụng nhắn tin miễn phí khi mà công nghệ liên lạc ngày càng phát triển và khách hàng càng được “nuông chiều” hết mức.

Nghiên cứu về “nghiện trò chuyện”

Năm 1993, hai nhà khoa học người Mỹ, James C. McCroskey và Virginia P. Richmond, đã lập ra thang đo mức độ “nghiện” trò chuyện. Thang đo này là một phương pháp để nhận biết một người hiện đang có xu hướng trò chuyện quá mức một cách cưỡng chế và ổn định lâu dài hay không. 

Ứng dụng giao tiếp bùng nổ

Trải qua 24 năm bị quên lãng, nghiên cứu trên có thể được sử dụng để kiến giải về thói nghiện smartphone của con người đương đại.
Ban đầu, các nhà khoa học ghi nhận chứng trò chuyện cưỡng chế chỉ xuất hiện ở tin nhắn SMS và các loại hình nhắn tin văn bản thông thường. Nhưng sau đó, chứng cưỡng chế này bắt đầu lan sang các loại hình nhắn tin hình ảnh và gọi video.

Và đến nay con người còn có thể thực hiện các hoạt động ngân hàng, mua sắm và hàng loạt các dịch vụ khác chỉ với những ứng dụng nhắn tin.

Vừa chat vừa chơi game

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đặt ra câu hỏi: Liệu thị trường có đủ chỗ cho quá nhiều nền tảng ứng dụng nhắn tin miễn phí như vậy hay không và làm thế nào để những “lính mới” có thể tạo ra sự khác biệt trong đám đông và gìn giữ người dùng hiện hữu? 
Trên thực tế, xu thế lựa chọn của người dùng hiện nay là những ứng dụng có tính bảo mật tốt và được tập trung phát triển nhằm phục vụ một nhóm đối tượng có chung một sở thích nhất định.

Ứng dụng giao tiếp bùng nổ

Ví dụ, ứng dụng Palringo của Anh cho phép người dùng chơi game ngay trong những nhóm trò chuyện với số lượng thành viên cho phép lên đến 2.000 người. Cải tiến trên đã giúp Palringo trở thành một trong những công ty công nghệ của Anh có tốc độ phát triển nhanh nhất; trong đó, chỉ riêng hoạt động mua bán vật phẩm trong game đã đóng góp 50% doanh thu cho Palringo.

Giám đốc điều hành của hãng Palringo, Tim Rea chia sẻ: “Sự sinh sôi nảy nở của các ứng dụng trò chuyện thống lĩnh các thị trường riêng biệt tại mỗi quốc gia khác nhau buộc chúng tôi phải tìm ra một ngôn ngữ chung là game. Hãng đang chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của những trò chơi trong ứng dụng chat của mình”.

Tương tự, ứng dụng Wire tạo được tiếng vang bằng cách cho phép khách hàng chèn những đoạn video từ YouTube hay ảnh động vào nội dung cuộc trò chuyện. Không chỉ vậy, Janus Friis, vốn được hậu thuẫn bởi nhà đồng sáng lập Skype, cho biết ứng dụng Wire đã phát triển với tốc độ 200.000 người dùng tăng thêm mỗi tháng.

Alan Duric, đồng sáng lập kiêm Giám đốc công nghệ của Wire, lý giải: “Wire là một ứng dụng nhắn tin đặc biệt quan tâm đến tính bảo mật có thể hoạt động trên nhiều loại thiết bị và tích hợp nhiều phương thức trò chuyện thịnh hành - như nhắn tin văn bản, nhắn tin hình ảnh, gọi thoại và gọi video - được củng cố bằng hệ thống mã hóa end-to-end dưới dạng mã nguồn mở”.

Không nằm ngoài xu thế toàn cầu, đại diện Telegram cũng nhận định việc tập trung phát triển mã hóa chính là chìa khóa cho sự thành công trên thị trường

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận