Ứng dụng tìm Facebook người lạ qua ảnh chỉ là trò chơi khăm

Ứng dụng tìm Facebook người lạ qua ảnh chỉ là trò chơi khăm

Ứng dụng tìm Facebook người lạ qua ảnh chỉ là trò chơi khăm

Ảnh quảng bá Facezam

Đầu tuần này, Facezam thu hút được sự chú ý của thế giới Internet và gây nên một số tranh cãi nhờ tính năng được quảng cáo là tìm ra Facebook của người lạ trong nháy mắt. Tuy nhiên, hóa ra đây chỉ là trò chơi khăm của một công ty tiếp thị nhằm tạo ra tiếng vang nhất định.

Được mệnh danh là “Shazam cho gương mặt”, nhà sản xuất ứng dụng khẳng định chỉ cần tải ảnh của người lạ, Facezam sẽ quét hàng tỷ ảnh đại diện Facebook mỗi giây để xác định người trong ảnh. Họ còn tuyên bố Facezam đặt dấu chấm hết cho quyền riêng tư của mỗi người.

Nhóm đứng sau Facezam bắt đầu chiến dịch lừa đảo bằng cách liên lạc trực tiếp với phóng viên, cung cấp các bài phỏng vấn qua email với nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Jack Kenyon để đưa ra vài chi tiết về ứng dụng trước khi phát hành trên iOS.

Tất nhiên, Jack Kenyon là nhân vật hư cấu. Lời lẽ của Kenyon trong phỏng vấn cũng khá đanh thép: “Facezam có thể chấm dứt xã hội ẩn danh. Người dùng có thể xác định bất kỳ ai trong vài giây, đồng nghĩa với quyền riêng tư không còn tồn tại trong cộng đồng”.

Sau khi Mashable được liên lạc, họ gửi thêm vài câu hỏi về tính pháp lý và đạo đức của Facezam. Song hàng loạt bằng chứng sau đó cho thấy ứng dụng không có thật. Tìm kiếm về Kenyon trên Google cũng không ra kết quả gì ngoài những các tuyên bố vừa gửi đến phóng viên. Tiếp đó, Mashable xác nhận 2 phóng viên trích dẫn lời Kenyon trong bài viết của họ chỉ liên hệ qua email.

Tài khoản Twitter của Facezam chỉ mới hoạt động để trả lời báo chí, còn website không cung cấp thông tin gì về điều khoản sử dụng. Tên miền được đăng ký ẩn danh.

Trong email gửi Mashable, Kenyon viết họ có ý định chấm dứt trò chơi khăm vào ngày 21/3 nhưng mọi thứ lan truyền nhanh hơn họ dự tính. Chỉ 5 tiếng sau khi tạo chú ý, bộ phận pháp lý của Facebook đã liên hệ và mọi việc trở nên nghiêm túc.

Rõ ràng, Facezam cuối cùng là một trò chơi khăm khác nhằm gây tiếng vang. Vấn đề là một ứng dụng như vậy có tồn tại hay không? Facebook cho biết mạng xã hội không cho phép các nhà phát triển truy cập và sử dụng dữ liệu người dùng của nền tảng cho các mục đích như Facezam nếu không có sự cho phép.

Alessandro Acquisti, Giáo sư CNTT và chính sách công tại Đại học Carnergie Mellon, nói phát triển một thứ như Facezam là hoàn toàn có khả năng. Có 3 trở ngại khiến cho các công cụ như vậy trở nên thực tế: một là vấn đề pháp lý và chủ sở hữu dữ liệu hình ảnh. Facebook nắm dữ liệu trong trường hợp của Facezam và không đồng ý cho phép dùng dữ liệu đó. Hai là hạn chế về kỹ thuật, ba là vấn đề đạo đức. “Liệu chúng ta có thể chấp nhận một thế giới nơi sự ẩn danh không còn nữa”, Giáo sư đặt ra câu hỏi.

Không may là câu hỏi của Giáo sư đã được trả lời trong đời thực.

Ứng dụng nhận diện gương mặt tương tự, FindFace, làm dấy lên tranh cãi tại Nga năm 2016 sau khi tính năng của nó dùng để xác định và làm nhục các diễn viên phim khiêu dâm và người làm trong ngành công nghiệp tình dục thông qua các tài khoản cá nhân trên mạng xã hội Vkontakte .

VK đã thực hiện nhiều biện pháp để chống lại sự lạm dụng nhưng FindFace vẫn tồn tại. Do đó, không nói quá khi cho rằng một ứng dụng như Facezam hay FindFace mang đến cho con người những công cụ để tấn công người khác trên mạng.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận