7 câu chuyện KHCN ấn tượng nhất năm 2017

7 câu chuyện KHCN ấn tượng nhất năm 2017

Năm 2017 là một năm đầy bận rộn với những bước tiến mới trong lĩnh vực khoa học - công nghệ: Từ hiện tượng nhật thực, những đột phá trong công nghệ chỉnh sửa gene, cho đến việc phát hiện ra những gợn sóng trong không gian - thời gian mà Einstein đã dự báo từ hơn một thế kỷ trước.

7 câu chuyện KHCN ấn tượng nhất năm 2017

Dưới đây là 7 câu chuyện nổi bật nhất trên lĩnh vực khoa học, công nghệ trong năm 2017 theo bình chọn của trang tin NBCNews:

Nhật thực toàn phần

7 câu chuyện KHCN ấn tượng nhất năm 2017

Vào ngày 21/8, mặt trăng đã che khuất mặt trời và người dân Mỹ đã có dịp chứng kiến một sự kiện cả thế kỷ mới xuất hiện một lần. Sự kiện này được đặt tên là "Great American Eclipse", có thể được nhìn thấy trên khắp lục địa nước Mỹ, từ bang Oregon đến South Carolina.

Lần nhật thực toàn phần tiếp theo như thế này sẽ là vào ngày 2/7/2019, nhưng chỉ có thể được nhìn thấy chủ yếu ở Nam Mỹ. Lần nhật thực toàn phần tiếp theo có thể được nhìn thấy tại Mỹ là vào ngày 8/4/2024.

Phát hiện ra sóng trọng lực

7 câu chuyện KHCN ấn tượng nhất năm 2017

Phát hiện này đã làm chấn động giới vật lý và thiên văn thế giới. Cụ thể, các nhà khoa học đã thông báo hồi tháng 10 rằng họ đã phát hiện ra các làn sóng trong không gian - thời gian, được biết đến với tên gọi sóng trọng lực. Nhà khoa học Einstein đã dự đoán sự tồn tại của loại sóng này - vốn sinh ra từ sự va chạm của một cặp sao neutron khoảng... 130 triệu năm trước - khi ông đưa ra lý thuyết chung về tính tương đối. Và rõ ràng sự kiện này là một bằng chứng cho thấy Einstein đã đúng.

Khả năng phát hiện ra sóng trọng lực có thể giúp các nhà thiên văn học kết nối các bằng chứng về hầu như mọi thứ, từ sự tiến hoá của vũ trụ cho đến bản chất của vật chất tối - một loại vật chất bí ẩn chiếm đến 70% vũ trụ.

Vĩnh biệt, Cassini!

7 câu chuyện KHCN ấn tượng nhất năm 2017

Sau hơn 13 năm bay quanh Sao Thổ, tàu vũ trụ Cassini của NASA đã kết thúc sứ mệnh của mình bằng cách rơi vào bầu khí quyển của hành tinh khổng lồ này vào ngày 15/11. Cassini - có kích thước bằng một chiếc xe bus chở học sinh - được phóng lên không gian vào tháng 10/1997 và đến Sao Thổ vào tháng 6/2004. Trong suốt vòng đời của mình, Cassini đã nghiên cứu Sao Thổ, các vành đai đá bao quanh Sao Thổ và các mặt trăng của hành tinh này với độ chi tiết chưa từng đạt được trước đó. Cassini đã chụp được hơn 453.000 bức ảnh về Sao Thổ.

Chỉnh sửa phôi thai người

Vào tháng 7, các nhà nghiên cứu tại Đại học Y tế và Khoa học Oregon ở Portland đã công bố rằng họ đã tạo ra các phôi thai người đã được chỉnh sửa gene. Thành tựu chưa từng có tiền lệ này được thực hiện nhờ sự trợ giúp của công cụ chỉnh sửa gene CRISPR-Cas9.

Tất nhiên, không một phôi thai đã qua chỉnh sửa nào được phép phát triển thành một đứa bé, nhưng nghiên cứu này đã làm dấy lên một cuộc tranh cãi gay gắt về mặt đạo đức, liệu CRISPR có nên được sử dụng để chỉnh sửa các đột biến gây ra bởi bệnh tật từ trong gene hay không.

Robot nhảy lộn nhào

Năm 2017 là năm có nhiều loại robot độc đáo xuất hiện, từ Peego - một robot giao tiếp thông qua hình động GIF, cho đến chú robot đồng hành đáng yêu Kuri. Nhưng chú robot gây ấn tượng nhất năm 2017 là một phiên bản cải tiến của Atlas - robot hình người đầu tiên được phát triển bơi Boston Dynamics vào năm 2013. Vào tháng 11 vừa qua, công ty này đã tung ra một đoạn video về việc Atlas thực hiện một chuỗi các cú nhảy cực kỳ khó, và kết thúc bằng một cú lộn nhào cực kỳ hoàn hảo.

7 câu chuyện KHCN ấn tượng nhất năm 2017

Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng: Atlas không được thiết kế để tranh đua với con người trong phòng gym, mà là để thực hiện các cuộc tìm kiếm và giải cứu, và thực hiện các tác vụ được cho là quá nguy hiểm đối với con người.

Vén màn bí mật của Đại Kim tự tháp

7 câu chuyện KHCN ấn tượng nhất năm 2017

Các nhà khoa học tại Ai Cập đã công bố hồi tháng 11 rằng họ đã phát hiện một khoảng trống chưa từng được biết đến bên trong Đại kim tự tháp Giza. Đây là lần đầu tiên từ thế kỷ 19 một kiến trúc lớn bên trong kim tự tháp 4.500 năm tuổi này được phát hiện.

Cụ thể, các nhà khảo cổ học đã sử dụng một máy dò đặc biệt có khả năng "nhìn thấy" các hạt hạ nguyên tử năng lượng cao (gọi là muon). Công nghệ này có thể sẽ giúp tìm kiếm các bí ẩn khác trong các cuộc khảo cổ trong tương lai.

Những rắc rối của thời tiết

Không thể kết thúc bài viết mà không nhắc đến những câu chuyện liên quan thời tiết trong năm 2017.

Vào tháng 6, Tổng thống Trump khiến cả thế giới choáng váng khi tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước Paris - một hiệp ước đa quốc gia chống biến đổi khí hậu. Tiếp đó, một mùa bão lũ khủng khiếp đã diễn ra, với một cặp bão tàn phá Puerto Rico và các đảo vùng Caribbe khác, và cả một phần của nước Mỹ nữa!

Tuy nhiên, năm 2017 cũng chứng kiến sự xuất hiện của nhiều giải pháp "xanh" nhằm giải quyết các vấn đề về thời tiết, bao gồm việc tạo ra các "đường bờ biển sống" và các khu vườn mưa nhằm giải cứu các cộng đồng ven biển khỏi ngập lụt và nước biển dâng. Các nhà nghiên cứu còn phát triển một công nghệ để loại bỏ carbon dioxide khỏi không khí và đưa chúng xuống lòng đất - giống như một chiếc máy hút carbon vậy - hay những ý tưởng đầy tiềm năng về điều khiển thời tiết.

Minh.T.T

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận