Bí ẩn cây da 400 tuổi là nơi trú ngụ của rắn độc

Bí ẩn cây da 400 tuổi là nơi trú ngụ của rắn độc

Ở Dòng Cây Da (ấp Tân Thạnh, An Giang) có cây da cổ thụ lớn đến 22 người giang tay mới bao quanh hết gốc, được xem là cây da lớn nhất ở vùng ĐBSCL gần 400 năm tuổi.

Dù không phải là điểm tham quan du lịch nhưng cây da cổ thụ này hấp dẫn những bước chân khám phá. Ngay cả người dân quanh vùng hay chạy xe đến gốc da ngồi hóng mát và ngắm nhìn nhiều loài chim lạ kéo về.

Bí ẩn cây da 400 tuổi là nơi trú ngụ của rắn độc
Cây da cổ 400 năm tuổi chứa đựng nhiều bí ẩn ở nơi này, là nơi chim lạ và rắn độc trú ngụ.

Ông Huỳnh Văn Hai, cho biết cây da này xưa kia cành lá xum xuê, trải qua chiến tranh nên bom đạn làm gãy nhiều cành lớn. Dù vậy nhưng tàn cây vẫn toả bóng mát vùng rộng khoảng 2.00m2. Ông Hai kể rằng, vào mùa cây da cho trái chín nơi đây như là ngày hội của các loài chim chóc khắp nơi đổ về. Chúng nhiều đến mức người ngồi dưới tán cây nói chuyện nhỏ không nghe được do tiếng chim lấn át. Nhiều nhất là loài cu xanh, từng đàn cả ngàn con tranh nhau gáy in ỏi, rồi chim tu hú, chim sáu, chim mèo...

Mùa hè đồng quê vắng vẻ, chỉ có tiếng chim nơi này là rộn vang cả xóm. Ngoài ra còn nhiều loại chim quý khác như dơi quạ con hơn 1kg đeo đen cả nhánh cây, nhất là mùa trái chín. Ong mật về đóng trên cành tổ to bằng cái nia. Quanh gốc da ngày xưa cây cối còn um tùm nên có rất nhiều rắn hổ làm hang, đôi khi chung chui vào thân cây trú ngụ. Có cả loài trúc quý hiếm cũng về đây ăn trái chín rụng dưới mặt đất.

Anh Lê Văn Hu, nhà cạnh cây da cho biết, khi xưa ông cố anh về đây lập nghiệp đã thấy cây da to sừng sững, cây da thuộc phần đất của tổ tiên anh. Nhiều đoàn khách, trong đó có nhiều nhiếp anh gia, văn nghệ sĩ kéo về đây chiêm ngưỡng cây to. Trên cành da hiện vẫn còn nhiều chim chóc nhưng giảm đáng kể so với trước. Người dân sống quanh đây đang bức xúc khi có nhiều người dùng súng săn đến đây bắn chim, địa phương chưa có biện pháp nghiêm cấm hay xử phạt hiệu quả.

Đây là một trong những cây cổ thụ lâu năm nhất ĐBSCL cần được bảo tồn. Cụ cây này đang là nơi hập dẫn khách thập phương tìm về khám phá và chiêm ngưỡng.
Theo Kiến Thức

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận