Bí ẩn di tích hai thành cổ lớn Harappa và Mohenjo Daro ở Ấn Độ

Bí ẩn di tích hai thành cổ lớn Harappa và Mohenjo Daro ở Ấn Độ

Sông Ấn là một trong những dòng sông dài nhất thế giới thuộc Ấn Độ cũ, ngày nay chảy trong địa phận Pakistan. Trước thế kỷ XVIII, mọi người ngạc nhiên rằng, dòng sông ẩn mình trên sa mạc ít người biết đến này lại có một quá khứ huy hoàng sánh ngang với nền văn minh Ai Cập cổ. Hơn nữa, nền văn minh này được coi là nền văn minh có một không hai trong lịch sử nhân loại.

Nền văn minh sông Ấn được mọi người chú ý đầu tiên, sau khi khai quật di chỉ Harappa thế kỷ XVIII. Ở Harappa, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra di chỉ thành phố lớn. Giữa thế kỷ XIX, cục trưởng cục khảo cổ Kannihan khi đến Harappa lần thứ hai đã phát hiện ra một con dấu độc đáo, nhưng ông lại cho đó là vật bên ngoài đưa đến. Vì vậy ông chỉ viết một tờ báo cáo đơn giản về việc khai quật này. 50 năm sau, không ai chú ý đến di chỉ này nữa. Thật không ngờ, trong một khu vực lấy Harappa làm trung tâm, chiều dài Đông Tây 1600km, chiều dài Bắc Nam 1400km đã phát hiện ra rất nhiều di chỉ cùng một nền văn minh. Phát hiện này gây chấn động giới khảo cổ thế giới, bởi một nền văn minh cổ có phạm vi lớn như vậy quả là độc nhất vô nhị trên thế giới.

Thành phố Harappa cổ.
Thành phố Harappa cổ. (Ảnh: Wikipedia).

Năm 1922, một sự ngẫu nhiên, người ta đã phát hiện ra di tích Mohenjo Daro cách Harappa 600km về phía Nam. Cổ vật khai quật ở đây rất giống cổ vật khai quật ở Harappa. Các nhà khảo cổ lập tức nhớ lại con dấu khai quật ở Harappa và khoảng cách giữa hai di chỉ này. Hai di chỉ này nằm ở lưu vực sông Ấn nên được gọi là nền văn minh sông Ấn. Theo khảo sát, hai di chỉ này bắt đầu xây dựng 5000 năm trước, thậm chí xa hơn.

Điều khiến người ta ngạc nhiên không chỉ là diện tích và niên đại của hai di chỉ mà hai di chỉ này lại thuộc cùng một nền văn minh, nhưng mức sống không giống nhau. Vì sao có hiện tượng khác nhau kỳ lạ như vậy?

Kết quả nghiên cứu con dấu Ấn Độ khai quật ở Harappa khiến mọi người thất vọng? Không ai có thể đọc được chữ trên con dấu này. Chữ viết là một tiêu chuẩn để đánh giá nền văn minh quốc gia. Con dấu có khắc chữ có thể đảm nhận vai trò quan trọng trong các hoạt động chính trị kinh tế. Căn cứ vào những con dấu khai quật được ở hai di chỉ này, những nhà khảo cổ suy đoán Harappa và Mohenjo Daro đều là đô thị.

Để chứng minh nhận định này, các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật trên quy mô lớn ở Mohejo Daro. Diện tích thành khoảng 100km2 chia thành 2 khu Đông Tây. Khu Đông là phố phường lớn, khu Tây là thành quách. Kiến trúc thành quách phía Tây cao 10m. Trong thành có kho thóc xây bằng gạch và những công trình kiến trúc dùng để tắm rửa gọi là "Hồ khe lớn". Kho thóc rất lớn khiến mọi người kinh ngạc. Điều này chứng tỏ, Mohenjo Daro là một đô thị lớn. Xong người xưa trưng thu số lượng thóc lớn như vậy để trong kho như thế nào? Khu Đông là những đường phố thông đi 4 phương với kích thước rộng hơn 10m theo hướng Đông Tây và Nam Bắc. Nhà dân đều có giếng nước và sân vườn. Nhà cửa xây bằng gạch đá đốt qua lửa.

Nếu không tận mắt nhìn thấy, khó mà tin nổi. Ở các nền văn minh khác, gạch chỉ dùng để xây cung điện hoàng gia. Điều khiến các nhà khảo cổ kinh ngạc nhất, ở đây có một hệ thống thoát nước hoàn chỉnh. Trình độ hoàn thiện của hệ thống thoát nước này ở một số các đô thị hiện đại bậc trung cũng chưa thể đạt tới được. Nước xối ở nhà xí tầng 2 có thể đi theo ống dẫn trong tường xuống cống ngầm. Có gia đình còn có ống đổ rác từ trên tầng cao. Nước bẩn từ các nhà chảy ra rãnh thoát nước, sau đó chảy xuống cống ngầm như con kênh ngầm. Đường cống ngầm chằng chịt khắp thành phố. Đứng trước hệ thống cống ngầm chằng chịt này, mọi người không khỏi khâm phục sức sáng tạo của người xưa. Tất cả các khu nhà ở đều có đặt vọng góc.

Xét từ kết quả khai quật, đây là một thành phố rất chú ý đến các công trình công cộng phục vụ dân sinh. Đây là một xã hội có hình thái như thế nào? Vì sao lại không có cung điện. Tất cả các nhà cửa đều chuẩn mực như nhau, hoàn toàn không giống nhà nước Inca cổ, cung điện, điện thờ thần san sát, cũng không giống Ai Cập cổ có rất nhiều lăng mộ Pharaoh và sự chênh lệch lớn giữa người giàu và người nghèo, cũng không giống như nước Mesopotamia cổ.

Thành phố Mohenjo Daro
Mohenjo Daro. (Ảnh: Wikipedia).

Ngoài hệ thống thoát nước hiện đại. Mohenjo Daro còn có rất nhiều cảng sông thông với sông Ấn và biển Arab. Đây là biểu hiện hoạt động kinh tế đối ngoại rộng mở và tích cực. Tất cả những cái đó do ai quy hoạch? Nhà thiết kế này rất có thể là người có đầu óc hiện đại hoá.

Toàn bộ Mohenjo Daro không có hệ thống phòng thủ và vũ khí tấn công, cũng không có tác phẩm nghệ thuật tinh xảo đẹp mắt. Đây là điều “không có" duy nhất và đầu tiên trong các đã biết.
Người thống trị thành thị này là ai? Dùng phương pháp như thế nào để cai trị mảnh đất rộng lớn này?

Mohenjo Daro và Harappa có kiến trúc đô thị hoàn toàn giống nhau. Lẽ nào hai nơi này đều là thủ đô? Ở hai di chỉ này đều không có cung điện, làm sao có thể suy đoán người thống trị? Trong tất cả các di chỉ, các nhà khảo cổ quả thật không hề phát hiện ra dấu vết của chế độ thống trị có vua hoặc tư tế. Lẽ não nền văn minh sông Ấn 5000 năm trước đã phế bỏ chế độ quân chủ? Một đất nước lớn như vậy không thể không có kẻ thống trị. Các nhà khảo cổ nghiên cứu kỹ những con dấu khai quật đầu tiên và sau này. nhưng qua sự cố gắng gần một thế kỷ vẫn không có cách nào đọc được chữ trên đó. Nó có phải là vật tượng trưng cho quyền lực ? Nếu đúng, vì sao hai thành cổ này lại không có cung điện và thần điện? Trên một số con dấu có khắc hình ảnh các vị thần, có người suy đoán chúng có thể là di vật tôn giáo. Nhưng có người lập tức phản đối, chúng là vật bảo tồn của gia tộc hoặc cá nhân, không thể chứng minh toàn quốc gia này có tôn giáo. Hơn nữa, gần ba vạn con dấu có hình ảnh thần nên chỉ là một phần rất nhỏ.

Có ý kiến cho rằng, chỉ cần đọc được chữ trên con dấu có thể biết được lai lịch của nền văn minh này. Thực tếc, chữ viết có thể giúp mọi người hiểu được nguồn gốc hưng thịnh và suy vong của cả nền văn minh, nhưng phần lớn những nhà khảo cổ đều cho rằng, phải nghiên cứu nhiều mặt mới có thể đưa ra kết luận được.

Con dấu của nền văn minh sông Ấn
Con dấu của nền văn minh sông Ấn. (Ảnh: Wikipedia).

Ban đầu, mọi người tưởng rằng, nền văn minh này phát triển nhờ sự ảnh hưởng của nền văn minh khác. Nhưng khai quật khảo cổ chứng minh kết luận này hoàn toàn sai lầm. Giám định xương người khai quật ở đây cũng chứng tỏ, người ở đây mang rất nhiều dòng máu của rất nhiều chủng loại người, không phải một dân tộc ngay nay chúng ta biết.

Những người đã xây dựng một thành thị văn minh trên mảnh đất mà ngày nay đã không thể cư trú kia nếu không phải tổ tiên của người Ấn Độ thì là người nào? Nếu văn minh sông Ấn bị phế bỏ như thế nào? Câu hỏi này có thể tìm ra một số manh mối cho câu trả lời từ những bộ xương khai quật ở Mohenjo Daro.

Những bộ xương khai quật ở đây đều chết trong tình trạng kỳ lạ. Người chết ở đây không được chôn cất trong mộ. Họ đều bị đột tử. Trong di chỉ các nền văn minh cổ thông thường, trừ phi xảy ra động đất hoặc núi lửa bùng phát, còn không thể có cái chết đột tử tập thể như vậy. Mohenjo Daro chưa xảy ra động đất hoặc núi lửa phun. Xương người ở đây đều phát hiện trong nhà. Có rất nhiều thi thể trong nhà ngả thành đồng. Điều rất kỳ lạ có di thể hai tay ôm mặt, có vẻ như đang bảo vệ mình. Nếu không phải động đất hoặc núi lửa phun, điều gì khiến cho họ chết tức khắc như vậy? Các nhà khảo cổ nêu ra rất nhiều giả thuyết như bệnh dịch, bị tập kích, tự sát tập thể... nhưng đểu bị bác bỏ. Những giả thuyết này không đưa ra được bằng chứng sát thực.

Tiến sĩ Kara phân tích hóa học kỹ đối với các bộ xương khai quật ở Mohenjo Daro. Trong báo cáo của ông nói: "trong 9 bộ xương trắng, tôi đều phát hiện dấu vết của nhiệt độ cao… không cần nói, điều này đương nhiên không phải là hỏa táng, cũng không phải là dấu hiệu hỏa hoạn". Nhiệt độ nóng kỳ lạ nào khiến cho cư dân Mohenjo Daro chết đột ngột như vậy? Mọi người nghĩ đến chiến tranh hạt nhân đã từng xảy ra ở nhiều nơi vào thời đại viễn cổ mà một số nhà khoa học suy đoán. Vậy di chỉ Mohenjo Daro liên quan đến chiến tranh hạt nhân thời cổ? Đại lục Ấn Á đã từng là bãi chiến trường của các cuộc chiến tranh hạt nhân cổ đại được truyền tụng trong thần thoại và sử thi? Cảnh tượng chiến tranh được mô tả trong sử thi "Mahabharata" 5000 năm trước giống như thảm cảnh sau vụ nổ bom hạt nhân ở Hiroshima Nhật. Những vũ khí mô tả trong sử thi ngay cả các vũ khí hiện đại nhất ngày nay cũng không thể nào sánh kịp.

Cuốn sử thi “Ramayana” từng miêu tả cảnh tượng mấy chục vạn đại quân bị tiêu diệt trong nháy mắt. Có một điểm chú ý trong cuốn sử thi này là chiến trường của cuộc chiến này được gọi là thành phố “Lanka”. “Lanka” chính là tên mà người dân địa phương gọi thành cổ Mohenjo Daro? Theo người dân địa phương cho biết: Sau khi phân chia lãnh thổ năm 1947. Mohenjo Daro thuộc lãnh thổ Pakistan bị cấm khai quật. Lúc đó có rất nhiều “kiến trúc kinh” còn sót lại giống như sau vụ nổ hạt nhân ở Hiroshima, gọi là chất “Tolinidi” quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới sau khi nổ ở sa mạc Alamogordo bang New Mexico Mỹ cũng có “vật chất dạng kính” do sức nặng tạo ra. Tuy nhiên, suy đoán vẫn chỉ là suy đoán. Các nhà khoa học ngày càng tin rằng trên Trái đất này đã xuất hiện rất nhiều nền văn minh và bị hủy diệt, nhưng kết luận nền văn minh Mohenjo Daro bị hủy diệt vì chiến tranh hạt nhân thời cổ đại vẫn còn quá sớm.

Có người cho rằng, nền văn minh sông Ấn cũng nổi lên và tồn tại với nền văn minh khác. Trong thời kỳ đầu nền văn minh này chịu ảnh hưởng của một nền văn minh khác. Cũng có ý kiến cho rằng, nền văn minh sông Hằng là kết quả của sự hòa đồng nhiều nền văn minh nhân loại cổ đại. Song tất cả nhận định này chỉ là phỏng đoán!

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận