Bi-đông nước khắc ghi câu chuyện tình lãng mạng của người tù Thế chiến thứ Nhất

Bi-đông nước khắc ghi câu chuyện tình lãng mạng của người tù Thế chiến thứ Nhất

Hơn 100 năm trước, một người lính Nga bị giam giữ trong trại tù binh chiến tranh đã khắc cảnh tình yêu lãng mạn lên một bi-đông đựng nước bằng nhôm.

Điều đó đã diễn ra tại Czersk (nay là Ba Lan) trong thời Thế chiến thứ Nhất ở châu Âu (1914 – 1918). Khi đó, quân Đức đang kiểm soát phần lớn Ba Lan và gây chiến với Nga.

Bi-đông nhôm khắc cảnh tình yêu lãng mạn. Ảnh: Dawid Kobiałka.

Bi-đông nhôm khắc cảnh tình yêu lãng mạn. Ảnh: Dawid Kobiałka.

“Mặt trước của bi-đông hiển thị hình ảnh một người đàn ông và một người phụ nữ nắm tay và tựa vào nhau”, Dawid Kobiałka – nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ tại Viện Khảo cổ và Dân tộc học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan – đã viết trong nghiên cứu công bố (online) hôm 28/06 trên Tạp chí Antiquity. “Người đàn ông sở hữu đôi mắt to và có thể nhìn rõ một cách chi tiết, cùng với bộ ria mép nhỏ nhưng rõ ràng được nuôi dưỡng cẩn thận. Còn người phụ nữ thì đang tựa sát vào anh ta.”

Về trang phục, người đàn ông mặc chiếc áo choàng dài cùng “chiếc áo khoác và mũ lông cao, bên cạnh đôi giày có vẻ được làm bằng da", Kobiałka viết. Trong khi người phụ nữ cũng mặc áo choàng có “cổ được trang trí với ba tràng hạt lớn. Cô có mái tóc dày và dài, đi trân chần – trái ngược hẳn với người yêu của mình. Phía sau lưng họ là cánh đồng, bên cạnh một hàng cây bụi mọc bên phải. Khung cảnh được bao quanh bởi các họa tiết hoa và những nét chạm khắc theo kiểu zig-zag”, Kobiałka bổ sung.

“Đây có lẽ những chất liệu liên quan đến tình cảm hay ký ức của chủ nhân món đồ, còn cô gái chắc hẳn là người yêu, hôn thê hay vợ của anh ấy," Kobiałka viết trong nghiên cứu. Ngoài ra, còn có một dòng chữ khắc trên mặt sau của bi-đông được viết bằng chữ Kirin trong hệ Sla-vơ, chứa các ký tự “O” và “R” đan xen, có thể là chữ cái bắt đầu của tên người chủ, Kobiałka lưu ý. Bản dịch dòng chữ khắc cũng phát biểu như sau: “Tưởng nhớ cuộc chiến Châu Âu 1914–15–16–1917” và đây là “vật kỷ niệm khi bị giam giữ tại Korajanowo ngày 15/04/1915.”

Chưa hết, ngay phía trên dòng chữ còn có hình ảnh của một con chim đang bay – được cho là do ai đó khác, không phải người đàn ông trong cảnh tình yêu khắc. Điều này làm phát sinh những thắc mắc, như “Liệu có phải tất cả các hình khắc đều được hoàn thiện bởi cùng một tù nhân ở Czersk? Hay hình ảnh con chim đã được thêm vào sau đó hoặc sớm hơn bởi một người lính khác cũng bị giam giữ tại đó?", Kobiałka tự hỏi.

Hình khắc một binh sĩ với người yêu của anh ta. Ảnh: Dawid Kobiałka.

Hình khắc một binh sĩ với người yêu của anh ta. Ảnh: Dawid Kobiałka.

Địa ngục

Hàng ngàn tù binh chiến tranh đã chết ở Czersk. Trên thực tế, bi-đông đựng nước đã bị bỏ lại tại trại tù, cho thấy người khắc cảnh tình yêu này là một trong số đó, Kobiałka nói.

Các số liệu cho thấy, khoảng gần 1.200 tù nhân đã chết tại trại Czersk trong năm 1918 vì bệnh sốt phát ban và dịch cúm Tây Ban Nha. Người chủ của chiếc bi-đông có thể đã chết vào năm đó. Theo lẽ thường, đồ dùng cá nhân của người chết vì các bệnh truyền nhiễm sẽ không còn được sử dụng lại bởi chúng bị coi là nguy hiểm, lây nhiễm, và hậu quả là sẽ bị đem vứt bỏ rồi chôn trong hố rác. "Đây có lẽ là khả năng dễ xảy ra nhất bởi không lý do nào mà một món đồ đẹp như vậy lại bị bỏ đi”, Kobialka nói.

Món đồ thất lạc cùng cảnh tình yêu lãng mạn trên đó đã không hề được biết đến cho tới tận năm 2006, khi một người đàn ông địa phương tên là Piotr Szulc đã tìm thấy nó ở trong rừng. Hiện nay, chiếc bi-đông này đã được đưa vào Triển lãm thiên nhiên về rừng Tuchola và sông Wda được tổ chức tại thị trấn Czarna Woda ở Ba Lan.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận