Cách Đại học Thanh Hoa thúc đẩy tham vọng công nghệ của Trung Quốc

Cách Đại học Thanh Hoa thúc đẩy tham vọng công nghệ của Trung Quốc

Wang Haili từng đối mặt với một viễn cảnh thảm khốc là đóng cửa công ty bán dẫn của mình khi ông cố gắng tiếp cận với một cố vấn từ trường Đại học Thanh Hoa, nơi trước đây ông bảo vệ Tiến sĩ ngành công nghệ và khoa học máy tính.

Cách Đại học Thanh Hoa thúc đẩy tham vọng công nghệ của Trung Quốc

Một nhóm cựu sinh viên đã không do dự đầu tư 5 triệu nhân dân tệ (gần 18 tỷ đồng) vào dự án start-up, giúp Haili có thể tiếp tục theo đuổi nghiên cứu và phát triển, theo Li Zhu, người đứng đầu Hiệp hội Cựu sinh viên Thanh Hoa với 3.000 hội viên. "Tôi không nghĩ anh ấy cần phải lo thiếu vốn nhờ sự hỗ trợ của các cựu sinh viên".

Li, một nhà đầu tư tận tụy, thành lập nhóm cựu sinh viên năm 2011 với mục đích tạo môi trường để các cựu sinh viên Thanh Hoa trong ngành công nghệ, truyền thông và viễn thông có thể làm quen và kết nối với nhau. Những mối quan hệ như vậy giúp trường đại học trở thành "nơi sản sinh ra" những người có tầm có ảnh hưởng trong ngành công nghiệp công nghệ của đất nước.

"Tôi nghĩ là các doanh nhân cần phải tận dụng lợi ích của các mối quan hệ và cựu sinh viên Thanh Hoa có nhiều cơ hội giúp đỡ lẫn nhau hơn [so với các trường đại học khác]",Li chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn gần đây tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh. "Một số hoạt động cấp vốn đã được thực hiện trực tiếp trong hiệp hội vì đây là một nơi rất tốt để kết nối các doanh nhân và nhà đầu tư".

Cách Đại học Thanh Hoa thúc đẩy tham vọng công nghệ của Trung Quốc

Được thành lập vào năm 1911, Đại học Thanh Hoa nằm ở vùng ngoại ô phía Tây Bắc của Bắc Kinh và được đặt tên theo khu vườn Hoàng gia cũ từng được đặt tại đây. Trường đại học được giao nhiệm vụ đào tạo kỹ sư từ năm 1952 và vẫn là ngôi trường nổi tiếng nhất về chương trình đào tạo kỹ thuật và khoa học. Nhiều thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Học viện Kỹ thuật Trung Quốc - hai học viện cấp nhà nước dành cho nghiên cứu khoa học và công nghệ mũi nhọn - là những cựu sinh viên hoặc giảng viên của Đại học Thanh Hoa.

Trong số các trường đại học của Trung Quốc, Thanh Hoa đã sản sinh nhiều nhà khởi nghiệp nhất – 192 người trong ba năm qua tính đến 2017 - theo số liệu của IT Juzi, một công ty nghiên cứu tập trung về ngành công nghệ. Đối thủ Đại học Bắc Kinh trong cùng tỉnh có cách biệt không xa, ngay phía sau, với 183. Ở các vị trí tiếp theo là 3 trường đại học Giao Thông Thượng Hải, Chiết Giang và Phục Đán, nằm ở phía nam khu vực đồng bằng sông Dương Tử cũng là trụ sở của các công ty như Alibaba Group Holding.

Các doanh nhân công nghệ tư nhân tốt nghiệp từ Thanh Hoa gồm có Wang Xing, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Meituan Dianping – gã khổng lồ trong ngành dịch vụ theo yêu cầu (on-demand); Su Hua, Giám đốc điều hành của Kuaishou – công ty phát trực tuyến video ngắn; Zhou Guang, người đồng sáng lập và là nhà khoa học chính của Roadstar.ai – tiên phong cho dòng xe tự lái; và Lou Tiancheng, đồng sáng lập và Giám đốc công nghệ của Pony.ai.

Cách Đại học Thanh Hoa thúc đẩy tham vọng công nghệ của Trung Quốc

Đại học Thanh Hoa cũng thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện giữa các cựu sinh viên từ nhiều lĩnh vực khác nhau để chia sẻ kinh nghiệm và tư vấn cho lớp sinh viên đang học tại trường.

Nhưng có lẽ ảnh hưởng lớn nhất của Trường đến ngành công nghiệp công nghệ là Tập đoàn Thanh Hoa, được thành lập với vai trò một công ty quản lý tài sản nội bộ cho các công ty con của trường đại học, sau đó trở thành công ty đầu tư mạo hiểm trong nhiều lĩnh vực từ internet di động, điện toán đám mây đến năng lượng hạt nhân, xử lý nước thải và dịch vụ y tế.

Các hạng mục đầu tư của Tập đoàn bao gồm nhà sản xuất thiết bị kiểm tra an ninh và bán dẫn đăng ký tại Thượng Hải mang tên Thanh Hoa Tongfang. Tập đoàn cũng điều hành cụm khởi nghiệp đầu tiên của Trung Quốc tại Bắc Kinh và đứng sau Quỹ đầu tư công nghiệp mạch tích hợp của Trung Quốc, một quỹ quốc gia chuyên hỗ trợ các công ty bán dẫn.

Tập đoàn Thanh Hoa cũng cấp vốn hỗ trợ giáo dục kinh doanh và đổi mới. Một quỹ hỗ trợ cựu sinh viên được thành lập riêng, Thanh Hoa Capital, đã quyên góp được 30 triệu nhân dân tệ trong lần gây quỹ đầu tiên của mình hồi 2014 để cấp vốn cho các start-up do các sinh viên và cựu sinh viên thành lập.

Cách Đại học Thanh Hoa thúc đẩy tham vọng công nghệ của Trung Quốc

"Quỹ có sức ảnh hưởng lâu dài đến cách đào tạo nhân tài của Thanh Hoa", ông Chen Jining, nguyên hiệu trưởng trường đại học vào thời điểm đó và hiện tại là thị trưởng của Bắc Kinh nhận định. "Biết bao thay đổi diễn ra, nhưng tôi tin rằng sẽ xuất hiện thêm nhiều doanh nhân tài năng có sức ảnh hưởng hơn, như những Steve Jobs xuất thân từ Thanh Hoa".

Vai trò của các trường đại học Trung Quốc trong việc đào tạo nhân tài công nghệ cao đang ngày càng trở nên quan trọng khi nước này bắt tay thực hiện hoài bão cân bằng vị thế trong lĩnh vực công nghệ với Hoa Kỳ và tiên phong trong một số lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo và robot.

Theo Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã định vị việc phát triển các ngành công nghệ tiên tiến, chẳng hạn như dữ liệu lớn và trí thông minh nhân tạo (AI), ở vị trí trung tâm để cải cách nền kinh tế. Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã đặt mục tiêu xây dựng một ngành công nghiệp AI trong nước trị giá gần 150 tỷ USD trong vài năm tới và biến Trung Quốc thành một "trung tâm sáng tạo cho AI" vào năm 2030.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Đại học Oxford, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trong tất cả các lĩnh vực then chốt để phát triển AI, cụ thể là phần cứng, nghiên cứu, thuật toán và thương mại hóa ngành. Nghiên cứu cho thấy, trở ngại lớn nhất có thể nằm ở khâu sản xuất phần cứng như chất bán dẫn.

Trung Quốc cũng đang bị thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực có trình độ để thực hiện tham vọng trở thành bá chủ trong lĩnh vực AI. Có một nhóm tài năng AI toàn cầu gồm khoảng 300.000 người trong hàng triệu người có nhu cầu theo lĩnh vực này, theo một báo cáo của Viện nghiên cứu Tencent. Cạnh tranh cho top tài năng rất gay gắt, vì có ít hơn 1.000 người được coi là có khả năng chỉ đạo hướng nghiên cứu và phát triển AI.

Cách Đại học Thanh Hoa thúc đẩy tham vọng công nghệ của Trung Quốc

Sức ảnh hưởng của các cựu sinh viên đại học được ghi chép đầy đủ. Ở Anh, Oxford và Cambridge sản sinh phần lớn các tầng lớp chính trị của đất nước, trong khi ở Mỹ, Harvard và Wharton sản sinh các nhà lãnh đạo kinh doanh từ khắp nơi trên thế giới. Về công nghệ, phải kể đến Đại học Stanford, gần với Thung lũng Silicon, là vườn ươm cho những người sáng lập công nghệ từ Bill Hewlett và Dave Packard cho tới Larry Page và Sergey Brin của Google, cũng như cựu Giám đốc điều hành Yahoo Marissa Mayer.

Theo nghiên cứu của Sage, một công ty phần mềm kế toán, Stanford đứng đầu danh sách các trường đại học sản sinh ra những người khởi nghiệp hàng tỷ đô la. Stanford và Viện Công nghệ Massachusetts cũng xếp hạng trong số các trường đại học hàng đầu sản sinh hầu hết các chuyên viên làm việc trong ngành công nghiệp công nghệ, theo HiringSolved.

Tuy nhiên, một mạng lưới cựu sinh viên lớn mạnh không thể đảm bảo thành công và những người sáng lập tham vọng vẫn phải kiếm tiền.

"Không ai hỗ trợ tiền cho bạn chỉ vì bạn tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa", David Yang, người tốt nghiệp từ Thanh Hoa năm 2010 với tấm bằng khoa học toán cho biết. Ông đã thành lập công ty giáo dục trực tuyến DeBai Education ba năm trước.

"Nói thật, mạng lưới đó không mang lại lợi ích cho công việc kinh doanh của tôi trong giai đoạn đầu. Điều đó chỉ xảy ra khi bạn làm cho doanh nghiệp của mình lớn mạnh khiến các nhà đầu tư quan tâm và muốn nói chuyện với bạn", Yang nói.

Còn nhiều việc cần phải bắt đầu và điều hành một doanh nghiệp hơn là chỉ ghi tên trong danh sách cựu sinh viên của trường.

Sinh viên tốt nghiệp Thanh Hoa nói chung thích giữ một hồ sơ khiêm tốn và so với các đồng nghiệp tại Stanford họ ít có ‘máu' doanh nhân hơn, chủ tịch nhóm cựu sinh viên Li nhận định.

Ở Trung Quốc, vẫn giữ một quan điểm truyền thống rằng "làm việc cho chính phủ hoặc các công ty lớn là lựa chọn tốt nhất cho con đường sự nghiệp và sinh viên tốt nghiệp Thanh Hoa luôn nhận được nhiều lời đề nghị như vậy, trong khi các siêu sao ở các trường đại học Mỹ lại khởi nghiệp từ công ty của riêng họ", Li nói. "Bị ảnh hưởng từ bầu khí quyển doanh nghiệp, sinh viên tốt nghiệp ở Mỹ, đặc biệt là ở Thung lũng Silicon, luôn sẵn sàng thử thách công việc kinh doanh của mình trong suốt quá trình học đại học".

Đông Mai

Theo South China Morning Post

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận